Các nhà đầu tư năng lượng đang chạy đua rót vốn vào điện gió và điện mặt trời trước khi giá thu mua điện ưu đãi hết hiệu lực.
Giữa tháng trước, một nhà máy điện mặt trời với tổng mức đầu tư trên 4.900 tỉ đồng đã được động thổ tại tỉnh Phú Yên. Đây là nhà máy điện mặt trời đầu tiên tại tỉnh này. Nhưng không chỉ có một, bởi hiện nay chính quyền tỉnh này đã có văn bản trình Bộ Công Thương thẩm định phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển 16 dự án tương tự với tổng công suất 1.059,57 MW; trong đó, có 7 dự án đã được Thủ tướng, Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực với tổng công suất 613,37 MW, tổng vốn đầu tư trên 11.000 tỉ đồng.
Các doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư vào dự án năng lượng tái tạo trong bối cảnh Chính phủ công bố giá mua điện gió và điện mặt trời mới. Ảnh: TL
Tính chung cả nước, đến cuối tháng 8/2018, có 121 dự án điện mặt trời được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia với tổng công suất phát dự kiến trước năm 2020 với tổng công suất dự kiến là 6.100 MW.
Độ nóng của phong trào đầu tư vào các dự án điện mặt trời trên cả nước bắt đầu tăng nhiệt sau khi Thủ tướng ban hành Quyết định 11/2017 với nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời. Trong đó, có điều khoản Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm mua toàn bộ điện từ dự án điện mặt trời với giá tương đương 9,35 UScent/kWh (2.086 đồng/kWh). Đây là mức giá được cho là có thể giúp các nhà đầu tư có lãi đi kèm với các ưu đãi khác như thuế, đất đai.
Tuy nhiên, quyết định này chỉ có hiệu lực đến ngày 30/6/2019. Tức là, nhiều khả năng sau 30-6, giá cho điện mặt trời sẽ giảm dần cùng sự yêu cầu về cập nhật công nghệ cao hơn.
Việc ồ ạt phát triển các dự án điện mặt trời đã gây ra nhiều lo ngại. Các chuyên gia cho rằng điện mặt trời được sản xuất và tiêu thụ đồng thời đòi hỏi hệ thống truyền tải, đấu nối với lưới quốc gia tại các vị trí xây dựng dự án. Song song đó phải tính toán hệ thống điều độ sao cho không xảy ra quá tải hoặc hụt tải ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Điều này yêu cầu nguồn vốn rất lớn dành cho truyền tải và điều độ (vốn thuộc về trách nhiệm của ngành điện) bên cạnh vốn các chủ đầu tư bỏ ra. Gần đây không ít lần các chuyên gia ngành điện cảnh báo có khả năng quá tải cho hệ thống truyền tải một khi hàng loạt dự án đi vào sản xuất.
Tại một số địa phương tập trung nhiều dự án, công suất điện mặt trời đã vượt qua năng lực lưới truyền tải và điều độ nói trên.
Câu chuyện của điện gió cũng tương tự điện mặt trời khi giá mua điện gió đã được điều chỉnh tăng từ tháng 11/2018 theo quyết định của Chính phủ. Theo đó, giá mua điện gió sẽ nâng lên 8,5 cent (trên đất liền) và 9,8 cent (ngoài khơi), áp dụng cho các dự án điện gió nối lưới đi vào vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 nên các nhà đầu tư ồ ạt chuyển hướng đăng ký vào lĩnh vực này.
(TBKTSG)
- Nước sông Hồng có giúp "hồi sinh" sông Tô Lịch?
- Biến đổi khí hậu thách thức các doanh nghiệp châu Á
- Các công ty than Indonesia đa dạng hóa đầu tư vào năng lượng tái tạo
- Hai mặt của điện mặt trời
- Thu phí bảo vệ môi trường với khí thải: Nhiều tranh cãi
- Bảo vệ môi trường khu vực sông Cầu còn nan giải
- Chính sách năng lượng Nhật Bản: Xác định cấu trúc điện năng tương lai
- Chống biến đổi khí hậu ở đô thị: Cơ chế nào để thực hiện?
- Năng lượng sạch có thực sự sạch?
- Hé mở mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và chứng mất trí nhớ