Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo về quy hoạch phát triển điện mặt trời khi có nhiều cảnh báo về sự gia tăng ồ ạt sẽ dẫn tới nhiều hệ luỵ.
Theo đó, Bộ Công thương báo cáo về quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia, tình hình và giải pháp xử lý tình trạng quá tải các dự án điện mặt trời; Xây dựng quyết định sửa đổi, thay thế quyết định 11/2017 của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời…
Từ câu chuyện điện mặt trời Trung Quốc
Trung Quốc đang là quốc gia có số lượng nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới, với tổng công suất lên tới 80 GW vào năm 2017, gần gấp đôi so với Mỹ. Trong đó, các nhà máy xây mới trong giai đoạn 2016 - 2017 chiếm gần một nửa tổng công suất này. Mới đây, tờ South China Morning Post đưa ra cảnh báo rằng, nếu không có kế hoạch xử lý các tấm pin năng lượng mặt trời “lão hóa”, Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với thảm họa môi trường trong chưa đầy 20 năm tới.
Đứng trước vấn đề này, Hiệp hội năng lượng mặt trời Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh báo với mức tăng trưởng như hiện nay, vài thập kỷ nữa lượng pin mặt trời quá hạn của nước này sẽ lên tới 20 triệu tấn. Đó là chưa kể việc tăng trưởng “chóng mặt” các dự án điện mặt trời của Trung Quốc cũng không tính kỹ các phương án truyền tải cũng dẫn tới thực trạng quá tải.
Đến “cơn sốt” điện mặt trời ở Việt Nam
Quy hoạch ngành điện từ nay đến 2030
Với thực trạng các nguồn điện hoá thạch đang dần cạn kiệt, trong quy hoạch điện VII, giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030 Việt Nam đã xác định ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng mặt trời. Qua đó, nâng công suất đặt từ 6 - 7 MW năm 2017 lên khoảng 850 MW vào năm 2020 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030, tương đương với 1,6% và 3,3% tổng công suất nguồn điện.
Hiện nay, Việt Nam đã phê duyệt tổng cộng 121 dự án điện mặt trời với tổng công suất 7.234 MW, sau đó tăng thêm 2.186 MW giai đoạn 2020-2030. Ngoài ra còn có 210 dự án đang chờ phê duyệt với công suất 12.809 MW, đến 2030 sẽ tăng lên 16.560 MW. Mặt khác, giá mua điện mặt trời tại Việt Nam khá cao, khoảng 9,35 Usent/KWh đang tạo ra thị trường mua bán dự án trở nên quá nóng.
Hệ lụy từ phát triển nóng
Một câu chuyện đang hiển hiện là nhiều dự án điện mặt trời xây dựng ngay cạnh đường dây truyền tải nhưng không thể đấu nối được. Giữa tháng 6 năm nay, Bộ Công Thương đã đưa ra lời cảnh báo một số dự án, như đường dây 220 kV Tháp Chàm - Vĩnh Tân được quy hoạch đấu nối nhiều dự án điện mặt trời như Phước Thái (200 MW), Mỹ Sơn (50 MW), Thuận Nam 13 (50 MW), BIM 3 (50 MW)... đang quá tải với lưới điện hiện nay.
Trong bối cảnh như hiện nay, các chuyên gia cho rằng nên hạn chế cấp mới các dự án điện mặt trời cho đến khi có đủ hạ tầng lưới điện, song song với đó là phát triển hệ thống tích trữ năng lượng. Trước mắt, Bộ Công Thương đề xuất, trường hợp chưa kịp đầu tư hạ tầng lưới điện để giải phóng công suất, các nguồn điện mặt trời phải cam kết giảm, dừng phát trong trường hợp vận hành bình thường.
Như vậy, việc Chính phủ “tuýt còi” các dự án điện mặt trời ở thời điểm này là hoàn toàn chính xác nếu không muốn đi theo “vết xe đổ” của Trung Quốc.
Tuấn Anh
(Diễn đàn Doanh nghiệp)
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Luật công khai nhưng vẫn “mật”
- Thủ tướng yêu cầu có bộ chỉ số xếp hạng các địa phương về bảo vệ môi trường
- Nước sông Hồng có giúp "hồi sinh" sông Tô Lịch?
- Biến đổi khí hậu thách thức các doanh nghiệp châu Á
- Các công ty than Indonesia đa dạng hóa đầu tư vào năng lượng tái tạo
- Thu phí bảo vệ môi trường với khí thải: Nhiều tranh cãi
- Nóng với cuộc chạy đua đầu tư năng lượng tái tạo
- Bảo vệ môi trường khu vực sông Cầu còn nan giải
- Chính sách năng lượng Nhật Bản: Xác định cấu trúc điện năng tương lai
- Chống biến đổi khí hậu ở đô thị: Cơ chế nào để thực hiện?
Lời bình
tin bình luận RSS của chủ đề này