Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Chuyên mục Năng lượng - Môi trường Thu phí bảo vệ môi trường với khí thải: Nhiều tranh cãi

Thu phí bảo vệ môi trường với khí thải: Nhiều tranh cãi

Viết email In

Bộ Tài chính vừa yêu cầu các đơn vị chức năng đề xuất phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn về đối tượng chịu phí, mức thu, cách thức tính phí, quản lý và sử dụng…

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Tài chính cho biết đang nghiên cứu các kiến nghị của UBND TP Hà Nội về việc thu phí phương tiện vào nội đô; đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Tuy nhiên, vấn đề này lại tạo nền nhiều ý kiến trái chiều khác nhau.


(ảnh minh họa)

Lo ngại phí chồng phí

Với đề xuất này, theo quan điểm của chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (bộ Tài chính) cho rằng, hiện có rất nhiều loại phí đối với môi trường, xăng dầu đang chịu các loại thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu thu thêm phí khí thải nữa thì sẽ “phí chồng phí”.

“Từ ngày 1/1/2019, sẽ bắt đầu áp dụng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu tăng kịch trần thì người dân chịu sao được. Trong khi thu nhập của người dân không tăng cao nhưng lại phải gánh nhiêu loại thuế, phí, thì hàng hoá sẽ tăng cao như vậy liệu xã hội có phát triển”, ông Long nhận định.
Bộ Tài chính vừa yêu cầu các đơn vị chức năng đề xuất phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn về đối tượng chịu phí, mức thu, cách thức tính phí, quản lý và sử dụng…

Bộ Tài chính vừa yêu cầu các đơn vị chức năng đề xuất phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn về đối tượng chịu phí, mức thu, cách thức tính phí, quản lý và sử dụng…

Đồng quan điểm, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy khẳng định: "Đời sống người dân còn rất khó khăn, việc phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải của phương tiện cần xem lại bởi trong giá xăng đã bao gồm thuế bảo vệ môi trường. Nếu thu thuế bảo vệ môi trường từ xăng dầu, sau đó thu tiếp phí môi trường trên phương tiện thì có nghĩa là thu phí hai lần".

Xu hướng chung trên toàn thế giới?

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính lại đưa ra quan điểm khẳng định đây là xu hướng chung của các nước trên thế giới.

“Hiện nay mức phí, thuế bảo vệ môi trường của Việt Nam tương đối thấp so với các nước trên thế giới. Chủ yếu mới được tính vào giá xăng dầu, nhưng tính như vậy chưa đầy đủ và không bao quát hết phí sử dụng, vì có những xăng dầu sử dụng nhưng chưa chắc đã phát thải”, ông Thịnh nói.

Theo ông Thịnh, việc tính thuế phí với khí thải cũng là xu hướng chung của thế giới, vì khi có phát thải ra môi trường thì phải đảm bảo công bằng người phát thải nhiều chịu thuế cao, phát thải ít chịu thuế thấp.

Theo bảng xếp hạng của trang Global Petrol Prices vào ngày 10/9/2018, giá bán lẻ xăng của Việt Nam đứng vị trí 49 từ thấp đến cao trong tổng số 165 quốc gia. Không chỉ vậy, tỉ lệ thuế trên giá cơ sở xăng của Việt Nam khoảng 35,6% đang ở mức thấp so với nhiều nước, như Hàn Quốc khoảng 63,18%, Campuchia khoảng 49%, Lào khoảng 56,5%, Philippines khoảng 49,5%, Trung Quốc khoảng 52%, Singapore khoảng 67%.

Trong bối cảnh cắt giảm dòng thuế theo lộ trình các hiệp định thương mại tự do, Chính phủ phải có nguồn thu đảm bảo chi tiêu nhu cầu nhà nước và xã hội, đó là cái chung của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, theo ông Thịnh không phải vì nguồn thu đang giảm xuống nhanh chóng mà tính tăng thuế này.

“Theo tôi, rõ ràng việc tính đến việc thu phí xả thải ra môi trường là xu hướng cần thiết mà nhiều nước áp dụng. Song cần lưu ý mức áp dụng sao cho phù hợp với từng loại động cơ, từng loại xe sử dụng nguyên liệu hay hệ thống máy móc. Theo đó, cần xem ở các nước các mức thu, ví dụ với xe đạt tiêu chuẩn đặt ra Euro 4 và Euro 5 trung bình là bao nhiêu, hoặc mức thấp hơn là bao nhiêu”, ông Thịnh nói và nhấn mạnh: “Mức tính toán này phải phù hợp và không tăng cao quá so với mặt bằng chung so với quốc gia Đông Nam Á”.

Huyền Trang

(Diễn đàn Doanh nghiệp)

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo