Sản lượng thủy điện ở châu Á đã giảm mạnh nhất trong nhiều thập kỷ, trong bối cảnh hoạt động sản xuất thủy điện ở Trung Quốc và Ấn Độ sụt giảm buộc các cơ quan quản lý điện lực phải đối mặt với nhu cầu điện không ổn định và thời tiết thất thường khiến họ phải phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu hóa thạch, số liệu chính thức cho thấy.
Hai quốc gia này chiếm khoảng 3/4 sản lượng điện và phần lớn lượng khí thải của châu Á, cũng như sử dụng năng lượng tái tạo ở mức độ thấp để bù đắp cho sự thiếu hụt sản lượng thủy điện nhằm giải quyết nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng.
Hồ thủy điện Sơn La (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Các nền kinh tế lớn ở châu Á đã phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trong những năm gần đây do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bao gồm nắng nóng gay gắt và lượng mưa giảm trên các vùng rộng lớn phía Bắc Trung Quốc cũng như ở phía Đông và phía Bắc Ấn Độ.
Việc sử dụng nhiều các nhiên liệu gây ô nhiễm như than đá để đáp ứng nhu cầu điện tăng đột biến và tình trạng thiếu nguồn cung càng nhấn mạnh những thách thức giảm lượng khí thải. Dữ liệu từ tổ chức tư vấn năng lượng Ember cho thấy sản lượng thủy điện của châu Á đã giảm 17,9% trong giai đoạn từ tháng 1-7/2023, trong khi sản lượng điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch tăng 4,5%.
Carlos Torres Diaz, Giám đốc bộ phận nghiên cứu năng lượng của công ty năng lượng Rystad Energy cho biết, sản lượng điện gió và Mặt Trời tăng trưởng mạnh ở châu Á, và nguồn cung từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng tăng trong năm nay do sản lượng thủy điện sụt giảm mạnh khi các đợt nắng nóng dữ dội và kéo dài trên toàn khu vực đã dẫn đến mực nước hồ chứa thấp.
Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố sản lượng thủy điện của Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1-8/2023 đã giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ năm 1989, giảm 15,9%.
Tại Ấn Độ, sản lượng thủy điện đã giảm 6,2% trong giai đoạn từ tháng 1-8/2023, và là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2016. Sản lượng điện của nước này đã giảm xuống 9,2%, và là mức thấp nhất trong 19 năm, theo phân tích dữ liệu của chính phủ
Dữ liệu chính thức cũng cho thấy Trung Quốc đã khắc phục sự thiếu hụt sản lượng thủy điện và nhu cầu năng lượng tăng chủ yếu bằng cách tăng sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch 6,1% trong giai đoạn từ tháng 1-8/2023, trong khi Ấn Độ tăng 12,4% sản lượng điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Sản lượng năng lượng tái tạo ở Trung Quốc tăng 22% trong khi sản lượng năng lượng tái tạo ở Ấn Độ tăng 18% trong cùng thời kỳ này, dữ liệu cho thấy.
Theo Ember và Cơ quan Năng lượng Quốc tế, sản lượng thủy điện cũng sụt giảm ở các nền kinh tế lớn khác của châu Á bao gồm Ấn Độ và Việt Nam, cũng như Philippines và Malaysia, chủ yếu do thời tiết khô. Còn sản lượng điện từ gió và Mặt Trời ở châu Á tăng 21% trong giai đoạn từ tháng 1-7/2023./.
Vân Anh
(Vietnam+/TTXVN)
- Singapore và tham vọng trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của châu Á
- Đồng bằng sẽ ra sao khi cát biển bị lấy đi và nguồn bổ sung không còn?
- Nhiều thách thức cho mục tiêu chuyển đổi xanh ngành xây dựng
- Phát triển công trình xanh hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Kỳ II)
- Phát triển công trình xanh hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Kỳ I)
- Phát triển công trình tiêu thụ năng lượng mức thấp và cân bằng năng lượng: Kinh nghiệm ở một số quốc gia có khí hậu nóng ẩm
- Việt Nam đẩy nhanh quá trình cải thiện rừng, sử dụng đất bền vững
- Bộ Công Thương đề xuất khung giá phát điện mặt trời, điện gió tính theo từng miền
- Đưa yêu cầu mảng xanh vào tiêu chí dự án để phát triển đô thị xanh
- Tác động kinh tế của El Nino là cực kỳ lớn