Lấy cảm hứng từ thiên nhiên hoặc sáng tác theo phương pháp thủ công, 5 dự án thiết kế sản phẩm sau đây không chỉ thú vị về thẩm mỹ mà còn khơi gợi nhiều thông điệp môi trường ý nghĩa.
Ghế Wild – Thiết kế để lại trong thiên nhiên
Năm 2020 khởi đầu với sự bùng phát của đại dịch Covid-19 khiến phần lớn thế giới rơi vào tình trạng phong tỏa, khi con người bị giới hạn bên trong những không gian cố định, sự cô lập này đã dẫn các NTK đến con đường sáng tạo khác mang tính bối cảnh và mới mẻ hơn. NTK Eugeni Quitllet đã kết hợp sự chính xác của công nghệ kỹ thuật số với những đường cong ngẫu hứng để tạo nên chiếc ghế Wild uốn lượn.
Hempcrete – Thiết kế chậu cây từ gai dầu
Yasmin Bawa – nghệ sĩ và cũng là nhà thiết kế phụ kiện có trụ sở tại Berlin vừa qua đã giới thiệu đến công chúng BST những chậu cây làm từ vật liệu gai dầu. BST không chỉ mang đến vô số những phom dáng chậu lạ mắt mà còn nhấn mạnh loại vật liệu tự nhiên mạnh mẽ nhất trên thế giới và ít tạo ra ít tác động hơn đến môi trường so với sợi bông. Cây gai dầu có thể dùng để tạo ra một loại vật liệu có khả năng phân hủy sinh học, đồng thời mang lại khả năng uốn nắn dễ dàng trong quá trình sản xuất. Đó là lý do vì sao Yasmin Bawa lại chọn gai dầu làm vật liệu xuyên suốt cho các sản phẩm được giới thiệu tại Paris Design Week 2019.
The Gourd Project – Trồng ly uống nước
Chúng ta đã quen thuộc với khái niệm ly thủy tinh, ly tái chế hay thậm chí là ly gỗ nhưng NTK Jun Aizaki trong dự án thiết kế mới nhất của mình đã mang đến nhiều bất ngờ khi giờ đây ly uống nước hoàn toàn có thể trồng được từ trái bầu. NTK sáng lập CRÈME gọi tên dự án là The Gourd Project với mục tiêu giảm thải lượng rác thải nhựa sử dụng một lần bằng cách định hình hoa quả hữu cơ theo khuôn sẵn có thành các vật dụng đơn giản nhưng thường xuyên sử dụng. The Gourd Project không chỉ tạo ra ly uống nước mà còn có thể trở thành bình chứa nước nóng – lạnh, cho thấy sự đa năng và tiện ích của loại sản phẩm này.
In hoa trên mặt gốm
Nữ nghệ sĩ Hessa Al Ajmani thường thu thập những cành và bông hoa nhỏ từ chính khu vườn của mẹ cô, sau đó mang chúng đến studio riêng tại nhà mình để thực hiện các tác phẩm trên đồ gốm. Mỗi tác phẩm đều được Hessa thực hiện thủ công, theo đó cô sẽ sử dụng một số khuôn thạch cao tự tạo nhằm tạo ra các tiêu bản độc nhất.
Hessa sẽ đính các mẫu thực vật nhỏ lên bề mặt gốm chưa khô nhằm tạo ra hình ảnh tự nhiên, sau một khoảng thời gian, khi hình ảnh đã định hình, cô sẽ lột bỏ chúng ra và bắt đầu thực hiện màu sắc lên vị trí khuôn lõm ấy.
Ly gốm và dự án thiết kế 100 ngày
Lalese Stamps – một nghệ nhân gốm có studio làm việc tại Columbus đã bắt tay vào thực hiện dự án 100 ngày (100 Days Project) như một thử thách cá nhân để tạo ra số lượng tay cầm tương ứng cho sản phẩm ly gốm đơn giản. Chiếc ly gốm với phần chứa hình trụ tròn cơ bản nhưng lại được biến hóa muôn hình vạn trạng nhờ 100 loại tay cầm khác nhau.
Mỗi tay cầm đều được nghệ sĩ thực hiện trong từng ngày cho thấy khả năng sáng tạo, tùy biến ấn tượng trên một sản phẩm cố định. Từ những loại tay cầm cơ bản với quai xách cho đến hình dáng tay nắm lạ thường, tất cả đều được gắn liền trên một loại thân, tạo nên phom dáng thẩm mỹ lạ mắt.
(ELLE Decoration.VN)
- Nhà thiết kế Trang Nguyễn lọt vào danh sách thế hệ tài năng thiết kế trẻ mới
- Văn hóa truyền thống - "nhà tài trợ" lớn nhất về ý tưởng thiết kế
- 5 triển lãm với các loại hình đa dạng
- Philippe Starck - nhà thiết kế vị nhân sinh
- Tác phẩm "Eco-Đi" của Ưu Đàm: Độc đáo với ý niệm "Phượt thủ ngầu đi bằng đầu"
- Trò chuyện cùng những tác giả có bài dự thi nổi bật trong cuộc thi Project Refresh
- “Tái sinh” từ truyền thống
- “Cá tính” của một thành phố
- Triển lãm Đối cảnh Cự Đà: sự hòa điệu giữa nét cổ kính và tươi mới
- Philippe Starck – nhà thiết kế đam mê phát minh