“Làm đường theo tỷ lệ đất đô thị chứ không phải vẽ đường cho thật to, nếu đường to mà đi lại lộn xộn thì vẫn tắc”, KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam trao đổi với VnExpress.
Dưới góc nhìn chuyên gia, ông đánh giá thế nào về tình trạng ùn tắc giao thông tại hai thành phố Hà Nội và HCM?
KTS Trần Ngọc Chính (ảnh bên): - Hà Nội và TP HCM là hai thànhh phố lớn có tốc độ đô thị hóa cao, hàng năm thu hút người đến rất đông, tình hình giao thông ngày càng nghiêm trọng là đương nhiên. Các thủ đô như Tokyo, Bắc Kinh, Matxcơva... đã hoàn chỉnh về giao thông rồi nhưng giờ cao điểm vẫn ách tắc.
Khoảng 10 năm trở lại đây, các khu đô thị mới, khu công nghiệp đã được dàn trải khắp nơi, có tính đến tỷ lệ đất giao thông chiếm 15-20%, song đến nay các đô thị vẫn chưa đồng bộ, chưa được hoàn chỉnh. Quy hoạch chắp nối, như khu đô thị này rồi đến một cái làng rồi mới đến khu đô thị kia. Có thể nhìn thấy các khu đô thị Cầu Giấy, Trung Yên, Dịch Vọng, Nam Thăng Long mới chỉ hoàn thiện trong khu ở với khoảng 5% đất cho giao thông, còn giao thông đối ngoại, giao thông tĩnh, mạng giao thông kết nối khu nọ với khu kia thì chưa được hoàn chỉnh.
Tôi ước tính phải mất 15-20 năm nữa các đô thị mới hoàn thiện, hệ thống giao thông đô thị mới chuẩn được.
Ngoài lý do chưa hoàn thiện hệ thống giao thông, còn nguyên nhân nào gây ùn tắc?
- Từ vành đai 3 trở vào tập trung quá nhiều đại học, bệnh viện. Hà Nội có đến 600.000 sinh viên, hàng chục bệnh viện. Người đi chữa bệnh kéo theo vài người nhà trông nom nên gây quá tải. Tình trạng phân bổ dân cư không đều, như anh sống ở đầu này thành phố song lại làm việc ở đầu kia, cứ đan chéo nhau thế cũng làm cho giao thông ách tắc.
Mục tiêu là giảm tải khu vực trung tâm từ 1,2 triệu người xuống 800.000 người song thực tế vẫn tăng lên. Nhà nước đã buông lỏng phương tiện cá nhân, không có nước nào nhiều xe máy như nước mình. Xe máy đi cùng ôtô trong khi ý thức chưa tốt nên hở chỗ nào là len chỗ đó. Ôtô đang chạy song vẫn vượt ra vượt vào. Bức tranh giao thông nhìn chung rất phức tạp.
Nhiều con đường sau một thời gian mở rộng đã bị tắc. Ông nghĩ sao về khả năng các nhà quy hoạch không lường trước tốc độ gia tăng phương tiện?
- Giao thông đô thị thường phải tính đến đường dưới đất và đường trên cao 2-3 tầng. Làm đường theo tỷ lệ đất đô thị chứ không phải vẽ đường cho thật to, nếu đường to mà tổ chức giao thông không tốt, đi lại lộn xộn thì vẫn tắc. Theo tôi, nếu tổ chức giao thông tốt thì đường sẽ thông thoáng. Nếu mở to thì sẽ chiếm đất nhiều, không gian kiến trúc ảnh hưởng. Chỗ nào cũng mở rộng mênh mông như trước sân Mỹ Đình thì không ổn.
Để giải quyết giao thông thì phải xây đường cao tầng, nhưng xây tại vị trí nào để không ảnh hưởng cảnh quan. Như ở vành đai 3, xung quanh là trung tâm hội nghị quốc gia, tòa nhà Keangnam, có người cho rằng có nhiều công trình đẹp như thế mà lại xây một cái cầu sẽ phá vỡ không gian. Nhưng tôi nghĩ sau đó việc đi lại sẽ hợp lý, như ở Quảng Châu và Thượng Hải có rất nhiều đường trên cao. Hà Nội cũng vậy, nhiều năm nữa sẽ phải xây nhiều tầng trên cao.
Vậy theo ông phải tổ chức giao thông như thế nào để giảm ùn tắc?
- Phải hạn chế xe cá nhân, Trung Quốc còn áp dụng xe lẻ xe chẵn hoặc cấm xe máy. Như Bộ trưởng Giao thông đưa ra là làm việc lệch giờ cũng là giải pháp tốt. Chỉ cần giờ học sinh, giờ công chức lệch nhau 30 phút thì giao thông sẽ khác. Nếu anh đi làm 7 giờ thì bị tắc đường song nếu đi 6h hoặc 9h thì sẽ được thông thoáng. Như vậy, làm đường to thì sẽ lãng phí.
Ông có đề cập đến quá tải dân cư, vậy cần biện pháp nào để giãn dân trong nội đô?
- Các khu đô thị cũ như Kim Liên, Trung Tự ở đã hàng chục năm, nay phải xây dựng lại để đảm bảo an toàn cho người dân. Song một số nhà máy như nhà máy rượu, dệt kim Đông Xuân, cơ khí Trần Hưng Đạo đã phải di chuyển để khỏi ô nhiễm. Nguyên tắc đất dành cho cây xanh và các công trình công cộng, vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ, nhưng vì những miếng đất này có giá nên để xây dựng được các công trình này thì các doanh nghiệp vào đầu tư, kết hợp xây dựng nhà cao tầng.
Chính phủ đã chỉ đạo về xây dựng nhà cao tầng, yêu cầu Hà Nội rà soát xây dựng nhà cao tầng, không phải chỗ nào cũng được xây để không gây áp lực cho hạ tầng. Tuy nhiên, do chính quyền địa phương quản lý không tốt, đáng lẽ chỉ được xây 7-8 tầng, song chủ đầu tư vẫn xây hàng chục tầng, gây phá vỡ không gian kiến trúc, quá tải về hạ tầng. Như trên phố Lò Đúc có một tòa nhà cao hơn 30 tầng, cứ ôtô ở đó ra là gây tắc đường.
KTS Trần Ngọc Chính phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội mới đây
- Dự án này được duyệt khi chưa có công trình Keangnam. Dự án nằm trên tuyến Liễu Giai và trục Kim Mã, tại đó có không gian kiến trúc tương đối tốt và đã có khách sạn Daewoo. Dự án tại đó không ảnh hưởng tới giao thông vì đã có quy hoạch đường tàu điện trên cao giữa dải phân cách của đường Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh. Bộ Xây dựng cũng muốn tạo điều kiện cho nhà đầu tư vì dự án này định kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
Từng tham gia lập quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, ông có thể nói gì về bức tranh giao thông Hà Nội trong tương lai?
- Quy hoạch không phải vẽ ra cho đẹp, mà vẽ ra để làm. Làm như thế nào thì thành phố Hà Nội phải có phương án tổ chức quy hoạch, quy hoạch phân khu và chi tiết cho hợp lý, sau đó phải triển khai. Một thủ đô như vậy thì nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp là rất lớn, không ngại thiếu nguồn lực đầu tư.
Tôi cho rằng sau này khi các đô thị vệ tinh phát triển, khu trung tâm, phố cổ, phố cũ sẽ không còn thu hút người dân sinh sống. Tình trạng ùn tắc giao thông sẽ được hạn chế.
Đoàn Loan (thực hiện)
[ Chuyên đề: Giao thông đô thị ]
- "Luật bảo vệ môi trường chưa được cụ thể, chi tiết"
- Giảm giá bất động sản đang bị quy chụp làm "vỡ" thị trường
- "TP HCM sẽ lụt như Bangkok nếu phát triển như hiện nay"
- Xây dựng tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công: ý tưởng hay, táo bạo, nhưng…
- Điều gì giúp Đà Nẵng đoạt giải môi trường ASEAN?
- Kiểm soát chất lượng chưa chặt, đường sắt đô thị mất mỹ quan và thiếu an toàn
- Bất động sản sinh thái: "bội thực" hay chuyển hướng dòng tiền?
- TS Đỗ Tú Lan, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị: "Phải đấu giá đất để phát triển đô thị"
- Bộ trưởng GTVT: “Mỗi tuần đi làm bằng phương tiện công cộng ít nhất một lần”
- "Chưa có cơ sở khoa học là xe máy gây ùn tắc"