Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Tương tác Góc nhìn Chỉnh trang đô thị, mạnh ai nấy làm

Chỉnh trang đô thị, mạnh ai nấy làm

Viết email In

Thời gian vừa qua, Thủ đô đã tiến hành chỉnh trang lại bộ mặt đô thị để đón Đại lễ nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, tuy nhiên, do tình trạng mạnh ai nấy làm đã khiến nhiều nhà dân không có đường thoát nước thải sinh hoạt, người khuyết tật không có lối đi.

Ống nước của người dân bị cắt

Ông Nguyễn Duy Bình, một người dân ở phố Hàng Bài nói: Từ khi thành phố lát lại vỉa hè, xây đường cống thoát nước mới, đào đường chôn cáp điện đến nay, lực lượng thi công đã cắt mất đường ống thoát nước của nhà tôi và nhiều hộ dân khác, dẫn đến hàng loạt gia đình trên phố Hàng Bài không thoát được nước. Nhiều lúc, nước chảy lênh láng ra đường rất mất vệ sinh.


Ông Nguyễn Duy Bình chỉ vị trí vỉa hè vừa lát, người dân lại phải đào lên để chôn lại đường ống nước thải. 


Ống nước thải của người dân bị cắt.
 

Người dân muốn thoát nước đành phải đào bới vỉa hè lên, đục đường cống để cho ống thoát nước của gia đình mình chảy vào đó. Đây chính là nguyên nhân khiến các vỉa hè liên tục bị cày xới, gây mất mỹ quan đô thị và khó khăn cho người đi bộ.

Chắn cả lối đi của người khuyết tật

Ông Chu Quốc Khánh, nguyên là chuyên viên cao cấp của Bộ Giao thông Vận tải nói: Ở các nước khác, khi quy hoạch xây dựng đường phố người ta đều có đường dành cho người đi bộ, đặc biệt là dành hẳn lối đi cho người khuyết tật. Tại Hà Nội, cũng có nhiều tuyến đường được đơn vị thi công lắp đặt 2 tấm sắt từ lòng đường lên vỉa hè nhằm giúp người khuyết tật dễ dàng đi lại.

Tuy nhiên, khi các đơn vị khác như cáp viễn thông, cáp điện, cống thoát nước… thi công, họ lại chắn mất lối đi này hoặc thậm chí dỡ bỏ, khiến người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn, đành phải di chuyển trên lòng đường vô cùng nguy hiểm.


Lối đi dành cho người khuyết tật và người đi bộ bị cột đèn và biển quảng cáo án ngữ. 


Lối đi dành cho người khuyết tật một bên có, một bên không và chỉ còn lại một tấm sắt. 

Muốn xử phạt người đi bộ, anh phải có cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu đi lại của họ, có như vậy thì khi vi phạm, họ mới tâm phục khẩu phục. Bây giờ nhiều tuyến đường không có vỉa hè, bắt buộc người dân phải tràn xuống lòng đường để đi lại, nếu bắt phạt họ thì chẳng khác nào đưa họ vào bẫy”, ông Khánh nói.

Minh Đức

>> Ai giàu lên từ chỉnh trang đô thị?

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo