Ashui.com

Sunday
Sep 01st
Home Tương tác Nhìn ra thế giới

Nhìn ra thế giới

Quy hoạch Anh đến những năm 1980s và kinh nghiệm cho Việt Nam

Quy hoạch Anh đến những năm 1980s và kinh nghiệm cho Việt Nam

Với những khác biệt to lớn về thời gian, bối cảnh ra đời, trình độ phát triển, xã hội và thể chế chính trị, không thể có sự so sánh ngang bằng giữa hai nền quy hoạch Việt Nam và Anh. Tuy nhiên nếu cho rằng Anh có một nền quy hoạch tiên tiến đáng để học tập – ít nhất về mặt quản lý đô thị, tổ chức không gian và tạo dựng môi trường sống có chất lượng – chúng ta không thể không tìm hiểu con đường phát triển của nền quy hoạch này. Bài viết dưới đây tập trung tìm hiểu giai đoạn hình thành, phát triển và hoàn thiện của nền quy hoạch Anh (từ giữa thế kỷ 19 đến những năm 1980s) với các vấn đề đặc trưng tương tự Việt Nam: cải tạo, mở rộng, xây mới đô thị; xác định hướng tổ chức phát triển không gian; ban hành luật, quy hoạch và tổ chức thực hiện 1. Giai đoạn từ những năm 1990s trở lại đây, dù không ít hấp dẫn, nhưng có ít liên hệ hơn đến bối cảnh phát triển của Việt Nam. 

  1. Xem: Peter Hall (2002) Urban and regional planning, 4th edition, Routlege, London and New York. Peter Hall là giáo sư nổi tiếng của Anh và thế giới, chuyên về lĩnh vực lịch sử quy hoạch. Phần tóm tắt về lịch sử quy hoạch Anh từ giữa thế kỷ 19 chủ yếu dựa trên phân tích và nhận định của Peter Hall – dù rằng có rất nhiều cách nhìn và phân tích khác nhau về lịch sử này.
  2. Cần phân biệt khái niệm nền quy hoạch hiện đại [modern urban planning] và quy hoạch theo trường phái hiện đại [modernism urban planning] hay quy hoạch theo trường phái hậu hiện đại [post-modernism urban planning].
  3. Sự ra đời của cuốn sách ‘To-morrow’ (viết bởi Ebenezer Howard, in năm 1898) được coi là bước khởi đầu của nền quy hoạch hiện đại.
  4. Nguồn: Peter Hall (2002) Urban and regional planning, 4th edition, Routlege, London and New York, trang 16.
  5. Đây được coi như đặc điểm nổi bật phân biệt hình thái đô thị hóa Anh-Mỹ với lục địa Âu Châu trước thế chiến thứ hai. Ở các nước lục địa Âu Châu, không chỉ quá trình đô thị hóa dưới tác động của cách mạng công nghiệp đến muộn hơn vài chục năm (so với Anh) mà giới trung lưu, trong bối cảnh đô thị chật chội, không chuyển ra ngoại ô sinh sống. Quá trình đô thị hóa của Mỹ thời kỳ đầu giống hệt Anh cũng với xu hướng chuyển ra sống ở ngoại ô trong những căn nhà một gia đình biệt lập. Ở các thành phố lục địa Âu Châu, đa số người dân sống trong các chung cư cao 5-6 tầng, được xây bao kín các ô phố, với mật độ cao hơn nhiều so với các thành phố Anh Mỹ (nơi đa số người dân, kể cả dân nghèo, sống trong các căn nhà biệt lập, do họ sở hữu hay thuê).   
  6. Ở thời điểm Howard viết cuốn sách, ô tô và phương tiện giao thông chưa phát triển, đường sắt, đường thủy là hai loại hình giao thông chính phục vụ vận tải hàng hóa vật liệu. Ý tưởng của Howard là xây dựng các thành phố vườn khép kín với cả nơi ở và nơi làm việc, ông không hình dung được khả năng người ta có thể sống tại các thành phố vệ tinh và đi làm ở đâu đó bằng các phương tiện giao thông tốc độ cao.
  7. Patrict Abercrombie là giáo sư và chuyên gia quy hoạch nổi tiếng nhất của Anh.
  8. Lord Reith là Bộ trưởng phụ trách vấn đề quy hoạch đầu tiên của Anh trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai.
  9. Với hai đặc điểm: (1) là phần đô thị xây mới hoàn toàn; và (2) xây dựng để đáp ứng mục tiêu phát triển của đô thị hiện có – ‘new towns’ rất gần với khái niệm ‘khu đô thị mới’ của Việt Nam hiện nay. 
  10. Ở thời điểm đó, đô thị mở rộng dàn trải quá mức [urban sprawl] đã được coi là nguy cơ phát triển do nó hủy hoại đất nông nghiệp (đe dọa an toàn thực phẩm), làm tăng gánh nặng đi lại cho từng người. Cho đến năm 1930 Urban sparawl mỗi năm làm Anh mất 24,000 héc-ta đất nông nghiệp (trong tổng số 15 triệu héc-ta). Dù có các đạo luật năm 1909, 1925 và 1932 cho phép chính quyền địa phương được lập phương án quy hoạch [town planning schemes] địa phương mình, các cấp chính quyền vẫn gần như bất lực trong việc kiểm soát vị trí các dự án mở rộng đô thị và công nghiệp - vốn lúc đó hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của chủ đầu tư. Urban sprawl phân tán nhà ở ra ngoại ô, nhưng không trực tiếp dẫn đến sự phân tán công việc và các cơ sở làm việc, khiến dân ở các khu ở ngoại ô vẫn phải đi làm ở những nơi xa nơi ở.
  11. Trong bối cảnh hầu hết chính quyền địa phương phản đối kế hoạch phát triển khu đô thị mới, phương án phát triển khu đô thị mới của Reid được coi là thực tế và sáng suốt, là yếu tố cơ bản thúc đẩy việc xây dựng các khu đô thị mới với tốc độ nhanh chóng.
  12. Đạo luật New Towns Act 1946 được lập để quy định vấn đề xây dựng khu đô thị mới nhằm đáp ứng mục đích dãn dân từ các đô thị chính, vốn không được phép mở rộng thêm nữa. Vào năm 1952, Đạo luật Town Development Act ra đời nhằm quy định vấn đề phát triển của các thị trấn nhỏ.
  13. Ý tưởng đơn vị láng giềng chịu ảnh hưởng tư tưởng thành phố vườn, được trình bày hoàn chỉnh lần đầu tiên trong bản Quy hoạch Vùng New York trong những năm 1920s. Mục tiêu chính của nó là phân chia đô thị ra thành từng ô (đơn vị láng giềng) tương đối biệt lập, bao quanh bởi các tuyến đường chính, với bề ngang mỗi chiều dưới 800m (hay bán kính nhỏ hơn 400m). Mỗi đơn vị ở được xây dựng cho khoảng 1000 gia đình (hay 5000 dân) – nhằm tạo lượng dân vừa đủ cho một trường tiểu học đặt ở trung tâm khu. Các cửa hàng tiêu dùng dịch vụ hàng ngày được bố trí ở cạnh bên ngoài đơn vị ở, nơi các tuyến đường lớn giao cắt. Với cách tổ chức này, tác giả cho rằng không chỉ giao thông thành phố được đảm bảo mà người dân, nhất là học sinh, có cảm nhận tốt hơn về xã hội và môi trường mình sinh sống, đồng thời có môi trường sống an toàn và tiện nghi hơn khi các hoạt động hàng ngày (đi học, mua bán, sử dụng dịch vụ cơ bản) diễn ra trong đơn vị láng giềng, nơi có mật độ xe cộ thấp.
  14. Dù không tham gia vào quy hoạch, tầm nhìn của Frank Lloyd Wright về tương lai đô thị (Broadarce city) năm 1920s có tính thực tế và sự ảnh hưởng lớn. Theo Wright, với sự phổ biến của xe hơi, đô thị sẽ phát triển phân tán ra ngoại ô, về cả mặt ở lẫn làm việc; đô thị lúc đó sẽ bao gồm các khu nhà ở mật độ thưa bao quanh các trung tâm dịch vụ đa chức năng, quy mô lớn (Wright mô tả nó là ‘gas’ station – trạm xăng). Thực tế đó chính là hình ảnh của các khu ngoại ô của Mỹ, Úc, Anh và một số nước khác vài thập niên sau.   
  15. Ý tưởng thành phố dải được coi như một sự lựa chọn chính thứ hai, sau thành phố vườn, trong phát triển đô thị. Ý tưởng này đề xuất một cách thức tổ chức đô thị dọc hai bên (mỗi bên 200m) các tuyến đường giao thông (đường sắt hay đường bộ). Trên lý thuyết, đó là cách tận dụng chi phí xây dựng đường liên tỉnh để mở rộng đô thị, đồng thời tạo mối liên hệ đô thị nông thôn khăng khít hơn. Trong thực tế, cách tổ chức như vậy khiến trung tâm thành phố (dọc hai bên trục đường chính) cũng trở thành nơi nhiều xe cộ qua lại; giao thông trong từ điểm nọ đến điểm kia trong thành phố không được rút ngắn; trong khi gần như không thể kiểm soát được sức ép phát triển ở phần đất nông nghiệp giữa hai tuyến đô thị dải.   
  16. Ý tưởng thành phố công nghiệp được hình thành ở Pháp cùng thời và có một số điểm tương đồng với ý tưởng thành phố vườn ở Anh, tuy ý tưởng này gần như không được thực hiện trong thực tế. Nội dung chính là tổ chức thành phố khép kín với khu ở gần khu công nghiệp với mạng lưới đường ô bàn cờ; nhà ở xây dựng chủ yếu bằng bê tông, xây biệt lập trên các ô đất với diện tích vườn đáng kể.
  17. Ý tưởng thành phố vệ tinh của Ernst May, thực hiện lần đầu tại Frankfurt am Main những năm 1920s, rất giống mô hình thành phố vườn. Đó cũng là các thành phố được xây mới ở ngoại ô, ngoài vành đai xanh của đô thị chính, có liên hệ với đô thị chính và được bao quanh bởi các dải công viên. Ngoài chi tiết thiết kế, điểm khác biệt nằm ở chỗ các thành phố vệ tinh không bao gồm cơ sở công nghiệp, người dân phải đi làm ở thành phố chính.
  18. Thành phố ánh sáng của Le Corbusier là ý tưởng xây dựng, cải tạo đô thị duy lý cực đoan, trong đó nhà ở văn phòng cao tầng được sử dụng tối đa để một mặt duy trì mật độ ở đô thị tương đối cao (2.500 người/ héc-ta) mặt khác tạo ra lượng không gian mở lớn, chiếm đến 95% đất đô thị để làm đường xá, công viên. Để phục vụ hoạt động của thành phố, ông đề xuất xây dựng hệ thống giao thông hiệu quả cao kết hợp đường bộ, đường sắt, đường chạy trên cao. Thành phố được xây tập trung hơn, có nhiều dịch vụ hơn ở các bến hay đầu mối trung chuyển giao thông.   
  19. Nguồn: Peter Hall (2002) Urban and regional planning, 4th edition, Routlege, London and New York, trang 42 (hình b), trang 65 (hình a).
  20. Phương pháp tiếp cận đô thị của Patrick Geddes sau này trở thành chuẩn mực cho quá trình lập quy hoạch: bắt đầu bởi điều tra hiện trạng và xác định các đặc điểm và xu hướng, sau đó là phân tích kết quả điều tra, và cuối cùng mới là lập quy hoạch.
  21. Giải quyết thất nghiệp, thậm chí dù các nỗ lực này có tạo ra bất bình đẳng thu nhập, là mục tiêu chính xuyên suốt của các chính phủ Anh trong suốt giai đoạn từ 1945 đến những năm 1980s. Thất nghiệp và các hậu quả do thất nghiệp gây ra là vấn đề dễ nhận thấy nhất, rõ hơn nhiều so với vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập hay nghèo đói; do đó, giải quyết thất nghiệp trở thành nhiệm vụ trọng tâm và mục đích chính của quy hoạch vùng.
  22. Dù vậy, nguyên tắc ‘onus of proof’ này không được áp dụng triệt để sau những năm 1945, một phần do ý thức bảo vệ đất nông nghiệp đã trở nên rất mạnh mẽ thời đó.  
  23. Khái niệm mua lại cưỡng bức [compulsory purchase] hiện chưa thực sự rõ ràng ở Việt Nam, do nhiều người lẫn lộn giữa lợi ích mang tính tư nhân và lợi ích mang tính công cộng. Thu hồi đất đai để xây dựng các công trình công ích công cộng như đường xá, trường học, công viên là việc làm phục vụ lợi ích công cộng. Thu hồi đất đai để xây dựng các khu đô thị mới, dự án nhà ở hay sản xuất kinh doanh, trái lại là việc làm phục vụ lợi ích các cá nhân do các công trình trên mang tính thương mại. Nhà nước cần phải có quyền và các cơ chế ưu tiên để thực hiện các công trình công ích: mua lại cưỡng bức là một trong những quyền đó – mua không cần thương lượng và chỉ đền bù với giá nhà nước quy định. Nhưng việc này chỉ có ý nghĩa nếu việc thu hồi đất đó nhằm duy nhất phục vụ lợi ích công cộng.
  24. Ví dụ, khi chủ lô đất nông nghiệp được chính quyền đồng ý cấp phép cho xây dựng nhà ở, đất đã sinh lợi tức từ việc được chuyển từ đất nông nghiệp sang nhà ở, và khoản lợi tức này phải được trả lại cho nhà nước – do chủ đất đã được bồi thường trước đó khi quyền phát triển đất của họ bị tước đoạt.
  25. Cách làm mới này – chỉ mua đất cần thiết nhất cho phát triển – đã làm giảm đáng kể khối lượng đất đai phải mua và làm giảm gánh nặng cho nhà nước.
  26. Giải pháp này trong Đạo luật Bồi thường Quy hoạch 1991 gọi là “nghĩa vụ quy hoạch” [planning obligation].
  27. Đây là xu hướng phổ biến trong suốt những năm 1960s-1980s. Trong 10 năm (1961-1971) khu vực trung tâm London đã mất từ 16%-20% dân số; từ năm 1961 đến 1975, khu vực trung tâm London mất khoảng 400.000 việc làm, hay khoảng 800.000 việc làm từ năm 1961-1984 – trong khi tổng dân số London tăng thêm 3.5 triệu người trong thời gian từ 1961-1981. Hậu quả là tại khu vực trung tâm London hình thành nhiều khu nghèo khổ của những người hoặc thất nghiệp, không có trình độ, hoặc gặp những khó khăn khiến họ không thể di dời ra những nơi khác tốt hơn. 
  28. Nền tảng của các phương pháp này là nghiên cứu giao thông vùng Detroi và Chicago. Mục đích chính là thiết lập những mối liên hệ về mặt số liệu giữa hình thái đi lại [travel patterns] và những hình thái dụng đất hay hoạt động kinh tế. Khi những mối quan hệ này được thiết lập và khi các hình thái sử dụng đất hay kinh tế có thể tiên liệu được thì người ta có thể xác định được hình thái đi lại trong tương lai.
  29. Phương pháp tính toán và mô phỏng mối liên hệ giữa hình thái đi lại và phát triển không gian đô thị đã được phát triển tại Mỹ (bởi Ira Lowry, Rand Corporation và Stuard Chapin, University of North Carolina). Tại Anh, phương pháp này được nghiên cứu và phát triển tại ĐH Reading và Cambridge và Trung Tâm Nghiên cứu Môi trường London năm 1966 [Centre for Environmental Studies] do Alan Wilson điều hành.
  30. Bản báo cáo Giao thông trong Thành phố [Traffic in Towns] do Colin Buchanan lập năm 1963 cho chính phủ Anh.
 

Mô hình nhà ở và thiết kế đô thị sau động đất ở Haiti

Mô hình nhà ở và thiết kế đô thị sau động đất ở HaitiĐược thiết kế sau trận động đất hủy diệt tháng 1 năm 2010, những căn nhà gỗ nhỏ của Haiti (Les Cabanons d’Haiti) là...

Kiến tạo "Kinh đô Ánh sáng" - Quy hoạch cải tạo Paris của Haussmann

Kiến tạo Thành Paris hoa lệ mà chúng ta biết ngày hôm nay về cơ bản là kết quả của một đồ án quy hoạch hay đúng hơn là một d...

Hạn hán làm suy tàn Angkor cổ

Hạn hán làm suy tàn Angkor cổTheo kết quả nghiên cứu mới đây của nhiều nhà khoa học thì thành phố cổ Angkor - với công trình nổi tiếng nhất là n...

25 thành phố nhiều nhà chọc trời nhất thế giới

25 thành phố nhiều nhà chọc trời nhất thế giớiNhững tòa nhà chọc trời từng được coi là biểu tượng của sự phồn thịnh trên thế giới. Hiện, số lượng những ca...

Thành phố chiều thẳng đứng - Kinh nghiệm Hồng Kông

Thành phố chiều thẳng đứng - Kinh nghiệm Hồng KôngTrên thế giới có một số nơi được mệnh danh là thành phố chiều thẳng đứng (vertical city) có mật độ dày đặc nhà ...

10 thành phố của Mỹ có mức giá nhà thấp nhất

10 thành phố của Mỹ có mức giá nhà thấp nhấtDẫn số liệu từ webiste về bất động sản Zillow.com, trang CNBC đã đưa ra danh sách 10 thành phố của Mỹ có mức giá nhà...

Xây dựng trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu

Xây dựng trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầuTại Trung Quốc Trung Quốc cũng phải tìm cách khắc phục những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. “Chúng ta đ...

Ga đường sắt, từ Paris đến Hà Nội

Ga đường sắt, từ Paris đến Hà NộiParis là một trong những đô thị có hệ thống giao thông đường sắt đô thị phát triển vào loại hoàn chỉnh c...

Những công viên đô thị đẹp nhất thế giới

Những công viên đô thị đẹp nhất thế giớiĐối với cư dân đô thị, việc tìm kiếm một khoảng không gian yên bình để hít thở không khí trong lành thật không dễ...

Các dự án tái sử dụng thích ứng trong thế kỷ XXI - Bối cảnh Hồng Kông

Các dự án tái sử dụng thích ứng trong thế kỷ XXI - Bối cảnh Hồng KôngXu thế gia tăng dân số ở các quốc gia Châu Á đòi hỏi phải có các cơ sở hạ tầng và các tiện ích mới. Phải làm th...
Trang 65 trong tổng số 85
Bảng quảng cáo