Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Tương tác Phản biện Quy hoạch phương tiện giao thông đô thị vị dân sinh

Quy hoạch phương tiện giao thông đô thị vị dân sinh

Viết email In

Hơn 80% người dân di chuyển bằng xe máy ở các đô thị Việt Nam, nhiều nhất là Hà Nội và TP HCM, khiến tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày càng trầm trọng. Chính quyền thành phố cùng các sở ban ngành liên quan đã đưa ra nhiều giải pháp để giảm ùn tắc, nhưng chưa có giải pháp nào mang tính bền vững, có thể khắc phục triệt để mà không ảnh hưởng đến dân sinh. 

Xe máy “thống trị” các đô thị lớn của Việt Nam

Việt Nam không phải là thị trường xe máy lớn nhất thế giới nhưng được đánh giá là quốc gia có mật độ xe máy di chuyển trong nội đô cao nhất. TP HCM là nơi có tỉ lệ xe máy cao nhất cả nước hiện nay với gần 7,5 triệu xe, tiếp theo là Hà Nội với 5,3 triệu xe. 


Xe máy chiếm hơn 80% phương tiện giao thông ở các đô thị của Việt Nam. 

Cấu trúc đô thị quyết định phương tiện giao thông

Tại các đô thị ở châu Âu và Mỹ với đặc thù đất rộng, người thưa, khí hậu khắc nghiệt, đường xá rộng rãi, cơ giới hóa phát triển nên mật độ sử dụng ôtô cao, mật độ cư dân trong nội đô thấp. Tại các đô thị phát triển ở châu Á như Singapore, Hong Kong và Đài Loan, phát triển đô thị chủ yếu tập trung xung quanh các nhà ga tàu điện ngầm với tỷ lệ 66% ở Singapore, 78% ở Đài Loan và gần 90% ở Hong Kong. Vì chủ yếu đi lại bằng giao thông công cộng nên dân cư có thói quen sống tập trung xung quanh các nhà ga. 


Đài Loan nơi có quy hoạch giao thông đô thị hiện đại nhất châu Á. 

Ở các thành phố của Việt Nam, nơi người dân chủ yếu đi lại bằng xe đạp trước đây và xe máy hiện nay, mạng lưới đường phố là tập hợp vô số các ngõ, ngách với chiều rộng hạn chế. Ngoài ra, hệ thống giao thông công cộng chưa hoàn thiện và không đáp ứng kịp nhu cầu đi lại của lượng dân cư ngày càng phình to tại các đô thị lớn. 


Một góc Hà Nội.
 (Nguồn: Ashui.com) 

Cần quy hoạch giao thông đô thị vì người dân

Theo ông Nguyễn Thành Hưng - Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn Quốc gia (VIUP), quy hoạch lại các khu đô thị cũ là một việc rất khó. Tuy nhiên, quy hoạch các khu đô thị mới với quỹ đất phù hợp dành cho hệ thống giao thông đồng thời phát triển hệ thống giao thông công cộng đa dạng, thông minh và thuận tiện là việc trong tầm tay. 

GS.TS Bùi Xuân Cậy (nguyên trưởng bộ môn Công trình, ĐH Giao thông) chia sẻ: “Chúng ta nên học tập những nơi có đặc thù văn hóa và cấu trúc đô thị tương tự chúng ta nhưng đã thành công trong việc cải tổ lại hệ thống giao thông, giảm ùn tắc và ô nhiễm, ví dụ như Đài Loan. Trước mắt với hệ thống giao thông hiện nay, cần thực hiện việc phân tách làn ôtô và xe máy riêng rẽ cùng biển hiệu chỉ dẫn giao thông rõ ràng. Tái cấu trúc lại các khu vực đỗ xe máy với biểu phí tăng dần về khu trung tâm. Giải pháp quản lý xe máy chặt hơn không phải là cấm hay hạn chế mà là chia sẻ hợp lý không gian, làn đường dành cho xe máy đồng thời có những chế tài về kiểm soát khí thải, kiểm soát tốc độ, kiểm soát khu vực dừng, đỗ và di chuyển trên đường". 

Một trong những yếu tố quan trọng nhất là tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Cụ thể là xây dựng văn hóa xếp hàng khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng, nghiêm minh trong việc đào tạo và thi sát hạch giấy phép lái xe đến xử phạt các lỗi vi phạm giao thông trên đường. Chế tài xử phạt đủ nặng nhưng văn minh và minh bạch.

Để giải được bài toán còn cần một chiến lược cải cách có tầm nhìn đủ xa và rộng, đồng thời xuất phát từ lợi ích của người dân, khi đó họ sẽ quyết định chọn phương tiện nào phù hợp, an toàn với bản thân. 

Ngọc Minh 

(VnExpress) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo