Ô nhiễm môi trường do khí thải carbon đang ở mức báo động, trong khi nền kinh tế thế giới đang lâm vào suy thoái, câu hỏi là làm cách nào bảo vệ môi trường một cách tiết kiệm nhất đang được đặt ra.
Nghiên cứu mới được trình bày trong kỷ yếu của Viện Hàn lâm khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) đã phần nào trả lời cho câu hỏi này, khi đưa ra kết luận bảo vệ rừng ngập mặn để khóa carbon trong cây có thể là một cách kinh tế để hạn chế biến đổi khí hậu.
Chiếm tỉ lệ ít hơn rừng nhiệt đới nhưng rừng ngập mặn lại có khả năng giữ carbon cao hơn 5 lần so với rừng nhiệt đới.
Nghiên cứu về carbon trước nay vẫn thường được thực hiện trên rừng nhiệt đới, tuy nhiên, báo cáo mới cho thấy rừng ngập mặn cũng có khả năng giữ carbon rất cao. Môi trường sống ở rừng ngập mặn chỉ chiếm dưới 1% tất cả các khu rừng trên toàn thế giới. Nhưng với đa dạng sinh học, lợi ích và các hỗ trợ mà dạng rừng này mang đến cho các loài sinh vật như cá, hay tác dụng chắn bão là cực kỳ quan trọng. Tuy thế, loại rừng này lại bị tàn phá và suy giảm về số lượng nhanh hơn so với rừng nhiệt đới.
Tương tự như rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn lưu trữ carbon trong sinh khối của chúng và giải phóng khi môi trường sống bị phá hủy. Khả năng giữ carbon của rừng ngập mặn có thể gấp năm lần rừng nhiệt đới. Tiến sĩ Juha Siikamaki thuộc nhóm Tài nguyên cho tương lai cùng các đồng sự Mỹ đã chứng minh được rằng bảo vệ rừng ngập mặn là cách hợp lý cho các nước muốn giảm thiểu lượng khí khải carbon của họ.
Sử dụng các cuộc điều tra mới có độ phân giải cao về sinh khối rừng ngập mặn toàn cầu, nghiên cứu cho thấy chẳng những phương pháp này hữu hiệu hơn các phương pháp “bù đắp” carbon khác mà còn bảo tồn môi trường sống quan trọng với nghề cá ven biển, sự giàu có đa dạng sinh học và nhà của hàng trăm loài thực và động vật, nhiều trong số đó có nguy cơ tuyệt chủng, theo giáo sư James Sanchirico, đại học California.
Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn được cho là cách ít tốn kém nhất so với những phương pháp làm giảm thiểu lượng phát thải carbon khác (Ảnh: trust.org)
Tuy nhiên, theo bà Freya Roberts, một nhà nghiên cứu tại dịch vụ kiểm tra thực tế The Carbon Brief, kể từ lúc nghiên cứu này được thực hiện, giá carbon đã giảm do số lượng giấy phép về phát thải cấp có hạn. Với quá nhiều giấy phép, các doah nghiệp lớn phải cắt giảm lượng phát thải carbon. Mặc dù báo cáo mới của PNAS chỉ ra rằng việc bảo tồn rừng ngập mặn là rẻ hơn các chương trình khác, chẳng hạn như Đề án phát thải thương mại của Liên minh Châu Âu (ETS), bà Freya vẫn khá thận trọng.
Đây được xem là một phần trong khuôn khổ chính sách REDD (chiến lược giảm phát thải từ nạn phá rừng và suy thoái rừng), hỗ trợ tài chính cho các quốc gia có ý định giảm nạn phá rừng và giảm lượng khí thải carbon. Ông Mark Huxham, giáo sư đại học Edinburgh Napier, cho biết “các dự án liên quan đến người dân địa phương và sử dụng tiền đền bù phát thải từ các doanh nghiệp để tài trợ phát triển và bảo tồn đang bắt đầu xuất hiện, nghiên cứu này là động lực khuyến khích các dự án như thế triển khai và thành công hơn”.
Khả Anh (BBC)
- Việt Nam chịu "nguy cơ cực lớn" từ biến đổi khí hậu
- Hợp tác công - tư, "chiếc phao" cho năng lượng tái tạo
- Đừng tách biến đổi khí hậu ra khỏi quy hoạch phát triển
- Giảm ô nhiễm sông, kênh rạch ở TPHCM: Thiếu vốn và đồng bộ
- Công bố báo cáo môi trường quốc gia: Chất thải đô thị tăng 10 -16%/năm
- Khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường làng nghề
- Ngày tàn của Trái đất?
- Kiến trúc sư & các giải pháp tiết kiệm năng lượng
- Công nghệ cho phép xử lý tốt thảm họa thiên nhiên
- Những biện pháp tốt để quản lý nguồn nước đô thị