Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường vai trò của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong các hoạt động truyền thông và vận động chính sách về Biến đổi khí hậu,” sẽ có khoảng 100 các tổ chức dân sự là thành viên của Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi khí hậu (VNGO&CC) trên 23 tỉnh, thành phố của Việt Nam được gắn kết và cùng hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
(Ảnh minh họa: Duy Khương/TTXVN)
Đồng thời khoảng 20 cộng đồng dân cư nghèo, cộng đồng dân tộc thiểu số sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ dự án thông qua các nghiên cứu và tư liệu hóa kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng.
Thông tin trên được bà Vũ Thị Bích Hợp, Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD), Trưởng Ban điều hành Mạng lưới VNGO&CC cho biết tại Hội thảo khởi động và lập kế hoạch trong khuôn khổ dự án, diễn ra ngày 20/2, tại Hà Nội.
Dự án được thực hiện trong hai năm, tập trung vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu.
Dự án này do Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững phối hợp với Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng, Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phát triển, Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung và Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu đồng thực hiện.
Dự án nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả các hoạt động của mạng lưới VNGO&CC, thông qua cải thiện cơ cấu tổ chức và các cơ chế điều phối; thành lập và củng cố Mạng lưới VNGO ở Đồng bằng sông Cửu Long; cải thiện và duy trì hơn cơ chế chia sẻ thông tin giữa các thành viên Mạng lưới VNGO&CC; các sáng kiến và tài liệu liên quan đến xây dựng năng lực và truyền thông về Biến đổi khí hậu sẽ được biên soạn, tài liệu hóa và chia sẻ giữa các thành viên VNGO&CC và các bên liên quan khác.
Dự án cũng nhằm cải thiện kỹ năng và hiểu biết của cán bộ VNGO trong nghiên cứu, vận động chính sách, và lý thuyết về sự thay đổi liên quan đến biến đổi khí hậu; các mô hình về phục hồi trước biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng được nghiên cứu và giới thiệu ra bên ngoài vùng dự án, tạo nên các thông điệp chung của các tổ chức phi chính phủ về vận động chính sách; các VNGO chủ động tham gia và đóng góp tích cực vào các quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách gắn với các kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu cấp quốc gia và địa phương./.
(TTXVN)
- “Thảm họa” sức khỏe từ ô nhiễm không khí
- Hơn 390 triệu USD giúp ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu có thể hủy hoại nhiều cột mốc văn hóa
- Điện gió vẫn khó
- Phát triển bền vững: Cần "xanh" hóa những mảng "nâu"
- Việt Nam cần 8,3 tỷ USD để xử lý nước thải đô thị
- Thay đổi tư duy chống biến đổi khí hậu
- Các đô thị lớn ứng phó với biến đổi khí hậu
- Điện gió khó vì quy hoạch!
- Xử lý nước thải phân tán theo công nghệ DEWATS