Ashui.com

Tuesday
Apr 23rd
Home Chuyên mục Năng lượng - Môi trường Các đô thị lớn ứng phó với biến đổi khí hậu

Các đô thị lớn ứng phó với biến đổi khí hậu

Viết email In

TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng và tỉnh Cà Mau là những đô thị đầu tiên trên cả nước đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, theo đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013-2020” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31/12/2013. 

Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu được các đô thị đề xuất thực thi trong thời gian tới bao gồm hình thành hệ thống kiểm soát, hạn chế lũ, lụt, ngập úng trong đô thị, xây hồ chứa điều tiết ngập lụt, khai thông, nạo vét, cải tạo, gia cố, nắn dòng cho các đường thoát nước đô thị.  


Hoạt động sản xuất nông nghiệp của hàng triệu người dân ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng do tác động của biến đổi khí hậu
(Ảnh minh họa: Văn Nam) 

Ngoài ra, các đô thị cũng sẽ tập trung xây dựng đê, kè, tường chắn lũ, phân dòng lũ, công trình chứa nước ngầm quy mô lớn, khoanh vùng bảo vệ và có giải pháp tái định cư và di dời dân trong vùng cảnh báo rủi ro, phát triển nhà ở vượt lũ, nhà ở có khả năng chống chịu cao với gió bão. 

Việt Nam là quốc gia chịu nhiều thiệt hại bởi tác động của biến đổi khí hậu. 

Theo kịch bản biến đổi khí hậu được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố trước đây, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình tăng 2-3 oC và mực nước biến dâng lên 57-73 cm, gây ngập lụt 39% diện tích ĐBSCL, 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng, 2,5% tổng diện tích các tỉnh thành ven biển, 20% tổng diện tích TPHCM, 4% hệ thống giao thông.

Riêng khu vực ĐBSCL có diện tích 40.000 km2, dân số 17 triệu người, hàng năm đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 

Theo thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, nếu nước biển dâng cao thêm 1 mét, sẽ có khoảng 40.000 km2 vùng đồng bằng ven biển bị ngập úng hàng năm; 10% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và nền kinh tế sẽ chịu tổn thất bằng 10% tổng sản phẩm nội địa (GDP) nếu không sớm có các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Các chuyên gia môi trường cho rằng khu vực ĐBSCL đang đối mặt với thách thức rất lớn về nguồn nước như tình trạng ngập mặn, dòng chảy suy giảm, và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Hiện nước mặn đã vào đến tận khu vực Tân Châu, tỉnh Kiên Giang và là điều chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ.

Theo đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013-2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31/12/2013, ngoài giai đoạn 1 (2013-2015) thực hiện tại 6 đô thị lớn nói trên, giai đoạn 2 của đề án (2016-2020) thực hiện cho 35 đô thị, trong đó có 24 đô thị thuộc 15 tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc bộ, duyên hải miền Trung và ĐBSCL, 11 đô thị thuộc 10 tỉnh vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Các phần việc mà các đô thị thực hiện để ứng phó với biến đổi khí hậu gồm điều tra, đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển hệ thống đô thị hiện có và đô thị dự kiến hình thành trong giai đoạn 2013-2020; khoanh vùng khu vực có nguy cơ chịu tác động cao của biến đổi khí hậu; tính toán khả năng và mức độ tự thích nghi, đề xuất giải pháp ứng phó; tích hợp nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào quy hoạch và chương trình, kế hoạch phát triển đô thị; cảnh báo các rủi ro tại các khu vực phát triển đô thị có khả năng chịu tác động từ biến đổi khí hậu. 

Văn Nam 

[ Download: Quyết định số 2623/QĐ-TTg ] 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo