Vườn hoa Diên Hồng có diện tích 4.240m2, nằm trên địa bàn phường Tràng Tiền, vị trí giao giữa các phố Ngô Quyền - Lý Thái Tổ - Lê Phụng Hiểu, quận Hoàn Kiếm, được người Pháp xây dựng và hoàn thành năm 1901 nhằm tưởng nhớ Phó Toàn quyền Đông Dương Léon Jean Laurent Chavassieux (1848 – 1895).
Sau năm 1945, vườn hoa được đổi tên thành Vườn hoa Diên Hồng. Đây là vườn hoa có giá trị về kiến trúc tại khu vực trung tâm Hà Nội, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối hoàn chỉnh không gian kiến trúc cảnh quan khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, quảng trường Ngân hàng Nhà nước, khu vực hồ Gươm và phụ cận (là di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt) và nhiều công trình quan trọng như Nhà khách Chính phủ, trụ sở Thành ủy, trụ sở Liên đoàn Lao động Thành phố, Trung tâm văn hóa Ý, Khách sạn Metropole.
Thực hiện chương trình hành động giữa UBND Thành phố Hà Nội và Hội đồng Vùng Île-de-France 2018-2021 và Văn bản số 2547/UBND-ĐT ngày 19/6/2020 của UBND thành phố Hà Nội về triển khai các dự án hợp tác giữa thành phố Hà Nội và vùng Ile-de-France (Pháp), UBND quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với Viện PRX – Đại diện vùng Ile-de-France (Pháp) tại Việt Nam và đơn vị tư vấn DE-SO (Pháp) nghiên cứu xây dựng “Dự án quy hoạch không gian công cộng và thử nghiệm quản lý không gian xanh theo hướng sinh thái tại quận Hoàn Kiếm” (phạm vi nghiên cứu: khu vực xung quanh quảng trường Ngân hàng Nhà nước, tuyến phố Ngô Quyền, Lý Thái Tổ, Tràng Tiền và khu vực xung quanh Nhà hát Lớn).
Phương án nghiên cứu của Công ty tư vấn DE-SO (Pháp) đưa ra là phát triển các không gian xanh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, kết hợp mở rộng các không gian cho người đi bộ, tôn vinh các công trình kiến trúc có giá trị trong phạm vi dự án, gắn với việc tu bổ công trình và chiếu sáng cảnh quan. Trong đó, nghiên cứu phương án cải tạo vườn hoa Diên Hồng (vườn hoa Con cóc).
Nét đặc thù khu phố Pháp
Khu phố cổ Hà Nội thời Pháp được nhận diện rõ nét trong thành phố nhờ những đặc điểm:
- Cấu trúc ô bàn cờ thống nhất và có tỷ lệ mặt cắt đường rộng mang lại cho nó một lợi ích chức năng nhất định.
- Giá trị di sản của khu phố Pháp được thể hiện qua sự tập trung và đặc thù kiến trúc của các công trình. Phần lớn chức năng các công trình được sử dụng dành cho chức năng cơ quan hành chính, khu thương mại dịch vụ và khu ở cao cấp của chính khách quốc tế và trong nước…
- Sự hiện diện của thiên nhiên thông qua những hàng cây cổ thụ trên khu vực quảng trường hay trong những không gian xanh... đem lại giá trị về sinh thái cho đô thị.
Thách thức bảo tồn di sản trong khu phố Pháp phụ thuộc vào khả năng duy trì và củng cố mạng lưới không gian xanh này, một yếu tố mang dấu ấn lịch sử quan trọng như dễ dàng nhận thấy của các đô thị cổ.
Ý tưởng sáng lập của các nhà quy hoạch người Pháp khi thiết kế khu phố này là thiết kế một thành phố vườn, mang đến một môi trường sống dễ chịu cho các kiều dân Pháp, có thể làm vơi bớt nỗi nhớ quê hương.
Ngày nay, những thách thức của hệ thống cây xanh đô thị không chỉ trong phạm vi tạo cảnh quan đô thị đơn thuần, chúng có khả năng chống chọi hiệu quả với những nguy cơ về môi trường mà thành phố Hà Nội đặc biệt đang phải đối mặt :
- Vấn đề mật độ đô thị đòi hỏi sự bù đắp về không gian xanh để đảm bảo cho thành phố đáng sống. Theo WHO, tỷ lệ tối thiểu không gian xanh bình quân đầu người cần đạt được là 10 m2/người Hà Nội có mật độ dân số là 28.000 người/km2 và tỷ lệ không gian xanh chỉ đạt 1 m2/người ...
- Giảm thiểu ô nhiễm nhờ sự hiện diện của không gian xanh (lọc bụi và hấp thụ carbon)
- Các hiện tượng đảo nhiệt đô thị tiếp tục trở nên tồi tệ hơn với tình trạng nóng lên toàn cầu. Qua quá trình lấp dần các ao hồ và thu hẹp các khu vườn hoa, Hà Nội không còn nhiều không gian điều hoà khí hậu trong khi nhiệt độ tiếp tục tăng. (Các mức nhiệt độ kỷ lục liên tiếp gia tăng lên đến 43 độ tại Hà Nội trong các năm 2017 và 2019)
Giá trị đô thị của khu phố Pháp nằm ở chất lượng của các không gian công cộng.
Sự đồng nhất tổng thể về cấu trúc đô thị trong khu nội đô;
Giá trị kiến trúc của Khu phố Pháp bắt nguồn từ nét đặc thù của di sản hỗn hợp, có sự kế thừa các hình thái được du nhập từ Pháp, nhưng thường được xem xét điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh địa phương.
Di sản này bao gồm cả những công trình chủ đạo dành cho cơ quan hành chính, dinh thự cao cấp và các chức năng đô thị tiêu biểu khác, bên cạnh đó cũng có những công trình khiêm tốn hơn chủ yếu làm nhà ở cho các quan chức người Pháp hoặc công chức người Việt.
Xu hướng phát triển thương mại – dịch vụ quốc tế tập trung nhiều hơn ở khu phố Pháp nhờ vào vị trí trung tâm chiến lược, cấu trúc chức năng đô thị hoàn chỉnh và khả năng tiếp cận tốt. Mặt trái của sức hấp dẫn này là chức năng giao thông bằng xe máy và ô tô được ưu tiên hơn các chức năng đô thị khác.
Cho đến nay, tất cả các chức năng đô thị vẫn được thể hiện trong khu phố này: Nhà ở cũng như các cơ quan hành chính, thương mại và công trình công cộng, tuy nhiên một số tuyến phố có vai trò thương mại lâu đời hơn những tuyến khác.
Sự đan xen hỗn hợp như vậy cũng là một trong những nét phong phú cần được củng cố.
Việc quản lý giao thông và quy hoạch lại các không gian công cộng phải góp phần vào mục tiêu đó.
Thách thức
Sự khẳng định về chức năng đô thị nhấn mạnh qua chất lượng không gian công cộng càng trở nên đáng chú trọng và cần được quan tâm.
Quận Hoàn Kiếm, được biết đến như một quận trung tâm của khu phố nội đô lịch sử Hà Nội, đi cùng với thời gian là sự hiện diện về những địa điểm kiến trúc điển hình, không gian điểm nhấn mang theo giá trị không chỉ về mặt lịch sử, văn hoá mà mang tính biểu tượng và tinh thần của thành phố.
Chỉnh trang khu phố đi bộ
Mọi công tác quy hoạch cải tạo trên không gian công cộng của Quận là chủ đề được quan tâm đặc biệt và thận trọng cân nhắc để tiến hành thực hiện chỉnh trang đô thị.
Vào thời kỳ Pháp thuộc, thành phố Hà Nội được tái cấu trúc để trở thành một thành phố kiểu Pháp ở miền Viễn Đông, kiến trúc và quy hoạch đô thị được thực hiện một vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển mở rộng và sáng tạo thiết lập khu đô thị mới.
Các nguyên tắc thiết kế đô thị cổ điển của nhà thị trưởng lỗi lạc Adolphe Alphand (trong tác phẩm “Khu phố đi bộ Paris”, được cơ bản trình bày về quyết định hành động thiết kế đô thị Paris của Alphand, xuất bản năm 1873) sau đó tiếp nối ý tưởng thành phố vườn ở Hà Nội : vỉa hè được mở rộng ở mỗi bên đường để thiết kế hàng cây xanh ven đường, tích hợp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đường bộ (đường cấp thoát nước, đường cáp điện và phụ trợ...)
Cuối thế kỷ 19, để thực hiện xây dựng Hà Nội là thành phố của người Pháp, là cơ quan quản lý hành chính trung tâm thuộc địa (cụ thể là xây dựng hệ thống đường bộ đô thị, hệ thống toà nhà dân dụng và hạng mục kiến trúc trung tâm) và một mặt tích hợp hệ thống công trình công để cung cấp các dịch vụ cần thiết cho đô thị, mặt khác thiết kế không gian công cộng như một sự hỗ trợ cho giao lưu cộng đồng và sáng tạo nghệ thuật không gian sống trong thành phố điển hình văn hoá Pháp trong các thành phố lớn.
Do đó, các khu phố, đại lộ, quảng trường và vườn hoa của Hà Nội thể hiện sự sáng tạo không gian đô thị mang tính hoà nhập, hiện đại và tôn trọng màu sắc bản địa hơn là một đô thị bảo thủ và độc đoán.
Đây là vấn đề thiết kế đô thị ở khu nội đô lịch sử Hà Nội, một ví dụ cho chất lượng không gian đô thị cung cấp giải pháp ưu tiên cho người đi bộ.
Ở đây cũng đề cập tới việc phát huy và làm nổi bật các di sản kiến trúc xung quanh tích hợp tiện ích cảnh quan và đô thị đặc trưng khu nội đô thành phố Hà Nội.
Là một dự án thiết kế điển hình trong khu vực có tiềm năng du lịch và bảo tồn di sản, đề xuất này là một dự án quy hoạch bền vững, củng cố chất lượng đô thị bằng cách kết hợp các lợi ích về chất lượng đô thị và môi trường.
Lời mời tham vấn chuyên môn tới riêng Văn phòng Thiết kế Kiến trúc và Quy hoạch của Pháp (DE-SO) nhằm đảm bảo một phương pháp có tính hệ thống trong các hạng mục quy hoạch, chú trọng về phân tích địa điểm và cân nhắc các yếu tố di sản và thảm thực vật trong thiết kế đô thị.
Không gian cây xanh
Sự hiện diện của cây xanh với mật độ cao trong Khu phố Pháp gắn liền với ý tưởng ban đầu quy hoạch thành phố vườn.
Giá trị của các không gian xanh nội đô nằm ở mối quan hệ lịch sử gắn với kiến trúc kế thừa từ Khu phố tây thời Pháp ở Hà Nội.
Bên cạnh giá trị di sản cảnh quan, những không gian cây xanh này còn có giá trị môi trường ngày càng quan trọng
Đảm bảo tính bền vững của di sản cây xanh phong phú trong khu vực này của Hà Nội và tiếp tục phát triển là điều cần thiết để duy trì các chức năng sinh thái do cây xanh mang lại về lâu dài:
- Điều hòa nhiệt độ cho thành phố qua quá trình thu hẹp các đảo nhiệt, giảm ô nhiễm nội đô (hấp thụ carbon và hấp thụ các chất ô nhiễm, v.v.)
- Điều tiết nước mưa và bảo vệ đất. Vai trò tác nhân chính trong cảnh quan và hỗ trợ đa dạng sinh học, tác động tạo sự thoải mái và nâng cao sức khỏe con người ...
- Sự hiện diện của thiên nhiên trong thành phố cũng được người dân đánh giá cao nhờ mang lại lợi ích xã hội và môi trường sống phong phú, đặc biệt có giá trị trong một thành phố có mật độ dân cư đông đúc.
Xin nói thêm rằng tại Hà Nội, tỷ lệ không gian xanh bình quân đầu người chỉ đạt 0,9m2/người thay vì mức tối thiểu 10m2/người như khuyến nghị của WHO.
Kêu gọi tăng cường các không gian cây xanh đem lại tiện ích điều hoà nhiệt độ và thu hẹp đảo nhiệt cho thành phố…
Hiệu ứng bóng râm kết hợp với hiệu ứng thoát hơi nước từ không gian cây xanh sẽ làm giảm nhiệt độ không khí của một con phố từ 10-15 độ so với không gian không bóng mát và bê tông hoá ở Hà Nội trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm (nhiệt độ tham khảo lúc 15h).
Những cụm cây bụi rậm rạp tạo nên lớp chắn mát mẻ được chủ ý sắp xếp bên băng ghế công cộng trên quảng trường.
Nó cũng sẽ là một thách thức củng cố vai trò của nước ở mọi dạng của nó (đài phun nước được cải tạo, mặt nước gương, vòi phun nước).
Bản sắc của Thành phố vườn
Việc quảng bá và làm đẹp không gian công cộng quanh khu vực Nhà hát lớn ở Hà Nội nhằm nâng tầm khu phố lịch sử mang tính biểu tượng của Thủ đô.
Vườn hoa Diên Hồng mới được cải tạo trên hai nguyên tắc thiết kế trọng điểm :
- Giành lại sự ưu tiên cho người đi bộ trong khu vực di sản và làm giảm vai trò chủ đạo giao thông xe cơ giới như ô tô và xe máy.
- Củng cố và tăng cường sự hiện diện của không gian cây xanh để đáp ứng những thách thức về biến đổi khí hậu về sự nóng dần toàn cầu và ô nhiễm không khí mà thành phố Hà Nội ngày càng phải đối mặt.
Tăng cường thêm nhiều không gian thoải mái dành cho người đi bộ:
Các không gian của công cộng khu vực Nhà hát lớn có xu hướng bị chiếm dụng bởi phương tiện di chuyển và bãi đỗ xe gây ra sự xuống cấp của không gian đô thị: suy giảm cảm quan về khu di sản biểu tượng của Hà Nội, suy giảm chất lượng môi trường-nhiệt độ không khí, biến mất các mục đích sử dụng khác của khu phố chỉ là giao thông đường bộ.
Nếu thiếu đi sự quyết tâm mạnh mẽ từ cơ quan chính quyền trong việc duy trì bảo vệ chất không gian ở trung tâm thành phố, tình trạng này sẽ có xu hướng trở nên tồi tệ hơn.
Phân luồng cho các phương tiện giao thông giúp duy trì tất cả các mục đích sử dụng không gian công cộng để biến khu nội đô sống động, thương mại và hấp dẫn hơn.
Sự xuất hiện của tàu điện ngầm ở trung tâm Hà Nội (ga gần Hoàn Kiếm) sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khu vực quận và đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch dành cho người đi bộ thực sự dành riêng cho những người dùng trong tương lai sẽ đổ về trung tâm.
Trung tâm lịch sử Hà Nội
Việc giành lại không gian công cộng ở trung tâm Hà Nội được chia thành nhiều hành động:
- Mở rộng vỉa hè đường phố khi quy mô hạ tầng cho phép, một số tuyến đường quá khổ cho phương tiện giao thông;
- Thay thế tuyến đường giao thông bằng con đường đi bộ trên tuyến phố và con ngõ.
- Chống lại sự ngăn cách không gian công cộng bằng việc tạo ra hàng rào chắn lối vào của cơ giới lên vỉa hè, chỉnh trang thay đổi tiện tích đô thị như chiếu sáng, băng ghế...
- Cung cấp tính liên tục của vật liệu lát nền và thiết bị đô thị. Đá granite xám, một vật liệu cao quý và trang nhã, sẽ được cắt thành những viên lát trên toàn bộ khu vực phố đi bộ, quảng trường hay vườn hoa.
- Tạo ra sự thoải mái khi băng qua đường bằng các dải phân cách cho người đi bộ, vỉa hè cũng được xử lý bằng lát đá tự nhiên.
- Thiết kế và nâng cấp hệ thống chiếu sáng;
- Cung cấp biển báo dành riêng cho người đi bộ (chỉ đường và thời gian hành trình đến các quận khác nhau của trung tâm thành phố);
- Thiết lập và bảo vệ các khu vực râm mát nhờ tán cây xanh cổ thụ hoặc tùy trường hợp có thể bằng lưới che, mái hiên (quy hoạch mái hiên trên phố Tràng Tiền);
- Chỉnh trang mạng lưới các quảng trường công cộng hiện có bằng cách tăng cường hiệu ứng "đảo tươi mát" trong không gian đô thị;
- Việc phát huy giá trị các tầm nhìn dẫn hướng về các công trình di sản được nghiên cứu một cách có hệ thống trong các hạng mục quy hoạch và được nhấn mạnh qua hệ thống chiếu sáng.
Quảng trường đá lát
Một quảng trường được thiết kế ý tưởng khu vườn do người Pháp xây dựng năm 1897 và hoàn thành năm 1901 nhằm tạo không gian công cộng gần gũi với ý tưởng như ở trung tâm các thành phố của Pháp và để tưởng nhớ Phó Toàn quyền Đông Dương Léon Jean Laurent Chavassieux (1848 - 1895).
Dưới hình dạng một tam giác vuông cân, diện tích 4488 m2.
Diện tích trồng cỏ: 35,6% tổng diện tích vườn. Diện tích lối dạo xấp xỉ 57,2%.
Ở trung tâm là đài phun nước, biểu tượng của khu vườn nói riêng, biểu tượng thành phố nói chung.
Giá trị lịch sử: quảng trường đã trở thành đài phun nước cổ nhất Hà Nội; Giá trị kiến trúc nhờ sự kết hợp đông tây (8 con rồng và 4 con cóc đồng).
Quảng trường, nơi tổ chức các sự kiện của thành phố về nghệ thuật, văn hoá.
Nơi biểu tượng của sự sang trọng và thanh lịch.
Sự kiện trình diễn nghệ thuật (trình diễn thời trang khai mạc Tuần lễ thời trang, v.v.)
Chụp ảnh/vẽ điểm biểu tượng của đài phun nước.
Nơi được khách du lịch ghé thăm, biểu tượng của khu phố cổ của Pháp.
Những đề xuất cải tạo chỉnh trang:
- Diễn giải bằng hiệu ứng hình học cơ bản của Pháp theo lối hiện đại;
- Bố cục lại quảng trường quanh đài phun nước, thảm cây bụi hoa và thảm cỏ được trồng lại trên nền đất tự nhiên, tập trung để dễ dàng cho sự chăm sóc.
- Duy trì các mục đích sử dụng (ngoại trừ nếu có thể là bãi đậu xe đối diện với đô thị và lối đi của xe máy trong vườn).
- Tăng cường hiệu ứng “đảo mát”, thêm cây xanh vào các khu vực có hiệu ứng bức xạ cao trên nền lát, tăng độ thẩm thầu bề mặt của nền đất, điều chỉnh lựa chọn vật liệu, v.v.
- Sắp xếp dải thảm cỏ trồng dọc theo lối vỉa hè tương đương 70cm để cách ly khu quảng trường với đường giao thông (xóa bỏ vỉa hè của các con phố, tạo hiệu ứng liên tục trực quan với vỉa hè đối diện, thân thiện với người đi bộ, ngăn cách xe máy đi vào).
- Phát huy vai trò tán cây cao cổ thụ giúp giải phóng tầm nhìn về phía mặt tiền công trình, đặc biệt hướng kết nối Nhà khách Chính phủ và tòa nhà Ngân hàng. Làm đẹp khu vườn nhưng vẫn kết nối không gian hướng nhìn về các công trình di sản.
- Lựa chọn thiết bị chiếu sáng.
Chiếu sáng đô thị
Nguyên tắc chiếu sáng làm nổi bật các công trình công cộng trọng điểm của quận và các trục đô thị di sản, tránh các hiệu ứng ánh sáng chói.
Hiệu ứng chiếu sáng nhấn mạnh các góc mặt đứng kiến trúc của các công trình di tích, sự quy hoạch có hệ thống về chiếu sáng giúp đồng bộ cấu trúc đô thị di sản. Mục tiêu là hướng quy hoạch thành phố Hà Nội, thông qua các không gian công cộng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, nổi bật bản sắc đô thị, gây được ấn tượng về khu phố cổ.
Thiết bị chiếu sáng được tạo thành từ một khung đèn cây trang trí có chức năng chiếu sáng các khu vực dành cho người đi bộ và tạo ra các đường sáng dẫn hướng, do đó tạo ra các hiệu ứng phối cảnh.
Mục đích chiếu sáng không gian công cộng và giảm bớt độ sáng trên mặt đường giao thông.
Trên các điểm giao với vạch qua đường, lối đi bộ được tăng cường hệ thống chiếu sáng bằng cách lựa chọn độ LUX của đèn sáng.
Ánh sáng của vườn hoa sẽ được chú trọng lựa chọn ánh sáng lạnh hơn so với chiếu sáng mặt đường để tạo ra độ tương phản và tạo tiêu điểm thị giác. Hệ thống chiếu sáng công viên mới cũng sẽ hoạt động hiệu quả và an toàn.
Dự án điển hình
Thêm nhiều không gian xanh hơn từ làn đường dành cho ô tô và là hành lang bảo vệ cũng như đảm bảo an toàn cho khu nội tâm quảng trường của đài phun nước.
Quan điểm rõ ràng về các tòa nhà di sản bằng cách giải phóng khu vườn khỏi mọi ô nhiễm thị giác (ô tô, xe máy, đồ vật, doanh trại).
Phát huy các hướng nhìn tới công trình di sản nhằm tăng sự kết nối vườn hoa với công trình bằng giảm tác động cản trở thị giác.
Chọn vật liệu lát nền tiêu chuẩn bằng đá tự nhiên, trái ngược với không gian nhựa đường của làn đường giao thông.
Về DE-SO AsiaNăm 2016, kiến trúc sư Olivier Souquet, thành lập DE-SO Asia. Văn phòng thiết kế là một công ty Việt Nam đáp ứng tất cả các điều kiện cơ bản về giấy phép hành nghề và hiểu biết về các quy định của Việt Nam. Kể từ năm 2008, cơ quan DE-SO Châu Á đã tiếp tục khẳng định mình trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch đô thị tại Việt Nam, thông qua các dự án đã thực hiện và đã giành chiến thắng trong nhiều cuộc thi. Các dự án của cơ quan DE-SO Châu Á ở mọi quy mô : từ quy hoạch đô thị đến thiết kế kiến trúc vùng miền, từ Bắc chí Nam, nông thôn hay đô thị, miền núi hay vùng ngập mặn. DE-SO Asia hợp tác với các nhà đầu tư tư nhân, Ủy ban nhân dân các thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng), Sở xây dựng của các thành phố khác nhau, Viện Quy hoạch đô thị quốc gia VIUP. Nhờ mạng lưới đối tác trong nước và quốc tế rộng rãi, mối liên hệ chặt chẽ với các chuyên gia tại Việt Nam và Pháp, DE-SO Asia có khả năng cung cấp một bộ Hồ sơ thiết kế quy chuẩn từ Quy hoạch đô thị đến Thiết kế đô thị, Dự án du lịch, nhà ở, công trình giáo dục văn hóa, di sản, v.v. Bản sắc của chúng tôi dựa trên đạo đức, chuyên môn sâu của chúng tôi về đặc thù của lãnh thổ Việt Nam và nguyên tắc thiết kế đã được chứng minh trong 30 năm. Các dự án của chúng tôi đặc biệt chú ý đến môi trường của từng dự án, khí hậu, địa hình bản địa của nó. Sự kết hợp hài hòa giữa tập quán địa phương, bản sắc văn hóa và vật liệu địa phương, phong thủy địa lý. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hệ sinh thái diễn ra trên phạm vi toàn cầu, mối quan tâm về môi trường của chúng tôi theo nghĩa rộng chuyển thành xây dựng bền vững, nghiên cứu chi tiết về môi trường nhiệt đới, tối ưu hóa chi phí và vật liệu (di chuyển gần), ưu tiên vật liệu tự nhiên bản địa. Với đội ngũ 25 người Pháp-Việt, đa quốc gia và năng động tại Việt Nam, DE-SO Asia không ngừng đổi mới và mở rộng các lĩnh vực chuyên môn của mình nhằm cung cấp cho khách hàng ở Châu Á các dịch vụ đa dạng với chất lượng cao nhất. Văn phòng đã giành được Giải thưởng lớn về Quy hoạch đô thị Việt Nam năm 2021. Có chứng chỉ Lập thiết kế quy hoạch xây dựng Hạng 1 về Quy hoạch và Hạng 2 về Kiến trúc. Văn phòng có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh tại Thảo Điền và một văn phòng chi nhánh Hà Nội được thành lập vào năm 2019. François Defrain và Olivier Souquet đồng sáng lập công ty Kiến trúc DE-SO vào năm 1995 tại Paris và trong suốt 30 năm, họ đã cùng nhau khẳng định vị thế của mình qua nhiều giải thưởng và thành tích xây dựng. Các dự án đã hoàn thành đã thể hiện chất lượng công trình và tư duy đổi mới trong cách tiếp cận của DE-SO đối với kiến trúc và thiết kế. Một trong những năng lực đáng chú ý của cơ quan này nằm ở kiến trúc công cộng (thư viện, nhà hát, nhạc viện và trường học), kiến trúc văn hóa (bảo tàng, di sản, v.v.) với quy hoạch đô thị. Tại Pháp và Ý, DE-SO đã hợp tác với Louis Vuitton từ năm 2019 để thiết kế các xưởng sản xuất túi và da của họ ở các khu vực khác nhau. Sau khi giành giải nhất trong cuộc thi Thiết kế Khu đô thị mới Thủ Thiêm Central Plaza & Crescent Park năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh, DE-SO quyết định thành lập ở Châu Á và với tên văn phòng DE-SO Châu Á mở ra một chương mới trong sự nghiệp quốc tế của mình, phát triển tập trung vào nhu cầu ngày càng tăng ở Việt Nam và Đông Nam Á. |
- Megaads Office / thiết kế: AfA Design
- Nhà cộng đồng Kỳ Thượng / thiết kế: HGAA
- Nhà hàng AKAARI / thiết kế: NH Village Architects
- TON’s Workspace / thiết kế: TON Architects
- Ashui Pavilion 2023 / thiết kế: MIA Design Studio
- DONGHOUSE / thiết kế: Chi.Arch
- PsA House / thiết kế: PsA House Architecture
- Up House / thiết kế: MAS Architects
- Nhà Hộp Rỗng / thiết kế: TAA Design
- Nhà Quảng Yên / thiết kế: ra.atelier & ngo+pasierbinski