Kiến trúc sư, kỹ sư, nhà ngoại giao, và nhà văn người Pháp Francois Blondel – thuộc thế kỷ 17 – được mọi người nhớ đến nhờ một thành tựu khá là khó hiểu: Ông chế ra công thức nhằm thiết lập tỷ lệ lý tưởng giữa độ cao của các bậc thang và độ rộng của bề mặt mỗi bậc. Viết trong cuốn Cours d’Architecture (1683), ông ra "chiếu chỉ" rằng: nếu chiều cao mỗi bậc tăng 1 đơn vị, thì chiều ngang của bề mặt (tiếng Anh gọi là chiều sâu), phải tăng 2 đơn vị; và tổng của 2 x chiều cao bậc thang cộng với 1 x chiều ngang bề mặt – khoảng cách vừa với một sải chân người – nên bằng khoảng 25 inch (0.635 mét).
Công thức đó vẫn còn được khắc ghi trên các bộ luật xây dựng cho đến ngày nay – một trong những tỷ lệ bất biến hiếm hoi của cái hình thái (cầu thang) vốn vô cùng đa dạng.
Everson Museum, Syracuse, New York, kiến trúc sư I.M. Pei
Dow Jones Office Space, New York, N.Y., công ty Studios Architecture
Cầu thang có thể thuộc dạng free-standing (tự chống, cầu thang này nằm tách riêng, không được tường hay cột “đỡ” giùm sức nặng) hoặc balustrade (loại chống bằng lan can, nhìn thì đẹp nhưng làm thì khó).
Cầu thang có thể có hình xoắn ốc, hình ê-líp, và xoắn tròn(*).
Chân cầu thang có thể có hình chữ L hoặc chữ U.
Các bậc thang hoặc có những góc cạnh vuông vắn, hoặc xoắn lại với các góc xiên. Chúng có thể chìa ra từ tường. Thậm chí còn ‘nguy hiểm’ nữa: như Bill Bryson đã viết trong cuốn At Home (Ở nhà) – cuốn hồ sơ về tu viện mà anh đang sống – ‘té cầu thang’ xếp thứ hai trong số các nguyên nhân thường xuyên gây ra tai nạn gây chết người, chỉ sau tai nạn xe cộ.
Wallace House, Athens, Ala., kiến trúc sư Paul Rudolph
Diana Center at Barnard College, New York, N.Y, công ty Weiss/Manfredi
Sự xuất hiện của thang máy và thang cuốn đã khiến công dụng của cầu thang bên trong các tòa nhà công cộng bị thiệt thòi, và các công trình cầu thang lộ thiên cũng đang dần lỗi thời. Trong một ấn phẩm của tờ The New York Times, xuất bản năm 1987, nhà phê bình kiến trúc Paul Goldberger viết, “Đây không phải là một câu hỏi về công nghệ, hay là về mốt. Nó thiên về sự dân chủ nhiều hơn: Một cái cầu thang lộ thiên to đùng không thể hữu dụng đối với tất cả mọi người, và ngày nay, việc những người tàn tật cũng như người già cũng có lối đi dành cho mình, theo cách công bằng nhất, đã trở thành một yếu tố quyết định trong kiến trúc.”
Hearst Tower "Ice Falls," New York, N.Y., công ty kiến trúc Foster and Partners
Những hình ảnh này cho thấy một vài ví dụ đẹp ngây ngất của dòng nghệ thuật hiện đang ngày càng mai một, từ lổi vào hình xoắn ruột gà, đến khu nhà nổi tiếng của kiến trúc sư Le Corbusier, rồi tới những bậc thang dốc của Bernard Tschumi, của học viện FAIA, của nhà hát, những hình ảnh này do nhóm phóng viên của Esto thực hiện.
Ảnh trái: Brooklyn Federal Courthouse, Brooklyn, New York, kiến trúc sư Pelli Clark Pelli / Ảnh phải: Montauk House and Guest House, Montauk, N.Y., kiến trúc sư James Biber, Pentagram
Zenith, Limoges, Pháp, kiến trúc sư Bernard Tschumi
Ảnh trái: Unite d'Habitation, Marseille, Pháp, kiến trúc sư Le Corbusier / Ảnh phải: Rowan University, Glassboro, N.J., công ty Ballinger Architects
Chú thích:
(*) Xoắn ốc (spiral) và xoắn tròn (Helical): Nhìn chung là giống nhau, xoắn ốc thì đúng ra sẽ có phần trên nhỏ hơn phần dưới, còn xoắn tròn thì trên dưới đều nhau (một dạng của cấu trúc DNA).
Pha Lê (dịch)
- Villa Balquisse - Nét quyến rũ phương Đông
- Đồ vật sử dụng kiến tạo không gian
- Xu hướng nội thất qua IMM 2012
- Nét dân tộc trong không gian hiện đại
- Thiết kế của Andy Cao: Quảng trường Thủ Thiêm và Công viên ven sông Sài Gòn
- Nơi gặp của công năng và thẩm mỹ
- D–càphê: Nơi gặp gỡ của những cuộc chơi ý tưởng và thiết kế
- Nội thất đầy màu sắc của khách sạn Mystic - Bangkok
- Các thiết kế của Charles & Ray Eames
- Những chiếc ghế đơn giản mà hữu dụng của Arne Jacobsen