Ashui.com

Tuesday
Jul 16th
Home Tương tác Đối thoại

Đối thoại

KTS Lê Thanh Sơn: Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn pha trộn nhiều phong cách kiến trúc

KTS Lê Thanh Sơn: Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn pha trộn nhiều phong cách kiến trúc

Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn là một trong những di tích kiến trúc - lịch sử - văn hóa có vị thế quan trọng bậc nhất của thành phố. Cái vị thế đó đảm bảo cho nó mãi mãi là một thứ di sản trong tâm linh, tình cảm và ký ức mọi người. 

PGS.TS.KTS Lê Thanh Sơn (ĐH Kiến trúc TP.HCM) chia sẻ với Thể thao & Văn hóa cách nhìn của mình.  

- Việc trùng tu nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn nếu có tiến hành cũng là việc làm cần thiết để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của công trình có tính chất lịch sử, cũng như để phục vụ nhu cầu của nhân dân và du khách - KTS Lê Thanh Sơn nói. 

Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn lúc sắp khánh thành, năm 1880 

Thưa ông, kiến trúc của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn theo phong cách nào?

PGS.TS.KTS Lê Thanh Sơn (ảnh bên): - Phong cách kiến trúc chủ đạo của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là romanesque, với các cuốn xây hình bán nguyệt (roman arch) rất thịnh hành ở thời đế quốc La Mã. Danh từ romanesque (kiến trúc theo kiểu La Mã) là để chỉ những ảnh hưởng trực tiếp của nghệ thuật và kỹ thuật xây dựng La Mã lên các kiến trúc thời Trung cổ ở châu Âu. 

Tuy nhiên, một kiến trúc xây dựng vào cuối thế kỷ 19 như nhà thờ Đức Bà Sài Gòn còn chịu ảnh hưởng của nhiều phong cách, xu hướng thiết kế sau giai đoạn cao trào của romanesque. 

Có nhiều thông tin cho rằng nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được thiết kế mô phỏng theo nhà thờ Đức Bà Paris, với phong cách romanesque pha trộn với gothic, có phải như vậy không?

- Thông tin cho rằng nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được thiết kế mô phỏng theo nhà thờ Đức Bà Paris, với sự cải biên pha trộn chỉ với phong cách kiến trúc gothic là chưa thật sự chính xác.

Cụ thể là: 1) Những đặc điểm và các chi tiết của kiến trúc gothic thể hiện qua: hệ thống cửa sổ kính màu và các chi tiết trang trí hình tròn theo dạng bông hồng; 2) Những chi tiết của kiến thúc thời Phục hưng thể hiện qua: sử dụng thủ pháp khóa đá góc tường, lan can con tiện quanh nóc mái…; 3) Kết cấu khung kim loại để gia cố các cột và khung xây bằng gạch, đá và các vòm trần bằng cuốn gạch là nét mới trong kiến trúc nhà thờ, đánh dấu thời đại “Kỹ thuật mới” - một trong các xu hướng thịnh hành của kiến trúc giai đoạn cận - hiện đại.

Năm 1894, kiến trúc sư Gardès còn thiết kế thêm hai chóp nhọn trên tháp chuông. Xét như vậy để thấy sự pha trộn “phong cách” ở nhà thờ Đức Bà Sài Gòn khá đa dạng, nhưng cũng bình thường như bao nhiêu sự pha trộn khác trong kiến trúc của mọi thời đại mà thôi. 

Còn việc trùng tu hệ thống nhà thờ Đức Bà (trên thế giới cũng làm nhiều lần rồi) có thật sự khó khăn không?

- Khó khăn thể nào cũng có, thông thường là sự hiểu biết, kiến thức, kinh nghiệm của những người tham gia các thể loại công việc như: đánh giá, bảo tồn, trùng tu, phục chế… di tích kiến kiến trúc. Ngoài ra, vẫn là vấn đề thường gặp: kinh phí, quản lý xây dựng đô thị… Nhưng cái đáng lo nhất là tinh thần “trẻ hóa di tích”, khiến các di tích sau khi trùng tu chỉ còn có… 1 tuổi như đã xảy ra ở nhiều nơi mấy năm về trước.

Vậy nhìn rộng ra, ông nghĩ điều đáng lo với các công trình kiến trúc xưa, kiến trúc thời Pháp trong bối cảnh quy hoạch, bảo tồn hiện nay? 

- Theo tôi, điều đáng lo nằm cả ở phía những người có trách nhiệm liên quan. Tức là phải có tinh thần và quan điểm thực sự khoa học, cầu thị đối với tất cả những gì liên quan đến hai phạm trù bảo tồn và phát triển, nghĩa là: bảo tồn trong sự phát triển, vì sự phát triển. Nói rõ hơn là sự phát triển phải được ưu tiên với một cái giá vừa phải. 

Văn Bảy thực hiện 
(Thể thao & Văn hóa) 

 

Việt Nam cần “đi trước đón đầu” về quy hoạch đô thị để giảm ô nhiễm

Việt Nam cần “đi trước đón đầu” về quy hoạch đô thị để giảm ô nhiễm“Việt Nam có hai thành phố rất đẹp, là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trên đường phố ở đây hiện nay...

Lên tiếng cho cây, cũng là để bảo vệ ký ức của con người

Lên tiếng cho cây, cũng là để bảo vệ ký ức của con ngườiTrước “dự án” chặt phá 6.700 cây xanh ở Hà Nội, gây nên phong trào phản đối mạnh mẽ của người dân cả nước, C...

Chặt hạ 6.700 cây xanh: Không ở đâu dễ như Việt Nam

Chặt hạ 6.700 cây xanh: Không ở đâu dễ như Việt Nam"Các đồng nghiệp của tôi ở nước ngoài cho biết họ thường gặp vô vàn khó khăn khi xin phép chặt bỏ một cây xanh. C...

KTS Khương Văn Mười: “Đừng để kiến trúc sư của chúng ta bị kiến trúc sư ngoại lấn át”

KTS Khương Văn Mười: “Đừng để kiến trúc sư của chúng ta bị kiến trúc sư ngoại lấn át”Năm 2014, Hội Kiến trúc sư TPHCM đã có những đóng góp rất tích cực cho diện mạo phát triển của thành phố mang tên Bá...

Quy hoạch đô thị: nhiều nơi làm ngược

Quy hoạch đô thị: nhiều nơi làm ngượcKTS Nguyễn Ngọc Dũng đã lý giải như vậy về tình trạng ùn tắc ở cửa ngõ nam Sài Gòn mà Tuổi Trẻ phản ánh những ng...

Ashui Awards 2014: Trên hành trình tìm kiếm “Chiếc đũa tiên phong”

Ashui Awards 2014: Trên hành trình tìm kiếm “Chiếc đũa tiên phong”Giải thưởng Kiến trúc 2014 của trang mạng Ashui.com (mạng thông tin kiến trúc thuộc Hội Quy hoạch phát triển đô thị Vi...

Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự: Mất di sản là mất tất cả

Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự: Mất di sản là mất tất cảÔng Nguyễn Sự có hơn 30 năm gắn bó với Hội An, dành nhiều tâm huyết để giữ gìn hồn phố cổ. Có thể đã có hàng t...

Muốn chống ngập, phải kết hợp nhiều giải pháp

Muốn chống ngập, phải kết hợp nhiều giải phápNhững cơn mưa vừa qua đã gây ngập cho không ít khu vực trung tâm mặc cho các dự án chống ngập, thoát nước ở đây đã...

Có nên tăng giá đất?

Có nên tăng giá đất?Mới đây, Bộ Tài nguyên - Môi trường vừa công bố dự thảo nghị định về khung giá đất năm 2015. Theo đó, giá đất ...

Giấc mộng “Phố Đông” của TP.HCM bao giờ hiện thực?

Giấc mộng “Phố Đông” của TP.HCM bao giờ hiện thực?Chính cơ chế quản lý đã biến Thủ Thiêm trở thành một “dự án con” của UBND TP.HCM, không phải một dự án được đ...
Trang 14 trong tổng số 50
Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 3387 khách Trực tuyến

Quảng cáo