Ashui.com

Tuesday
Jul 16th
Home Tương tác Đối thoại

Đối thoại

Nỗi đau “ba không” về đất đai

Nỗi đau “ba không” về đất đai

“Quy hoạch sử dụng đất là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân. Đây cũng là lĩnh vực mà chúng ta đã và đang phải chứng kiến nỗi đau “ba không” về đất đai”, ông Huỳnh Nghĩa, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói.  

Luật Đất đai sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực ngày 1/7 tới. Khi luật này đi vào cuộc sống, theo ông có giảm được đáng kể những bức xúc liên quan đến đất đai?

Ông Huỳnh Nghĩa (ảnh bên): - So với Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai sửa đổi với nhiều điểm mới, như đã quy định cụ thể hóa các quyền nghĩa vụ của Nhà nước đối với người sử dụng đất, bổ sung những nội dung cơ bản trong việc điều tra, đánh giá về tài nguyên đất đai để phục vụ cho kinh tế - xã hội mà Luật Đất đai năm 2003 chưa quy định cụ thể. 

Luật cũng đã quy định cụ thể từ nguyên tắc đến nội dung và mở rộng dân chủ, công khai trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch...

Tôi cho rằng, Luật Đất đai sửa đổi có ý nghĩa rất quan trọng góp phần giảm sự bức xúc của nhân dân bị dồn nén về khiếu nại đất đai, mở ra nền tảng pháp lý cho một giai đoạn phát triển mới của đất nước. Tuy nhiên, những bức xúc của người dân liên quan đến lĩnh vực đất đai đều là những vấn đề tích tụ trong nhiều năm qua, nên khó giải tỏa được ngay mà cần có thêm nhiều thời gian sau khi luật đi vào cuộc sống.

Trong những bức xúc về đất đai, ông thấy “điểm đen” nào cần nhiều thời gian giải quyết nhất? 

- Theo tôi, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có lẽ là vấn đề nóng nhất hiện nay và cần nhiều thời gian nhất để đưa công việc này vào minh bạch và quy củ.

Quy hoạch sử dụng đất là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân. Đây cũng là lĩnh vực mà chúng ta đã và đang phải chứng kiến nỗi đau “ba không” về đất đai.

Không ít dự án treo, công bố xong thì bị bỏ quên nhiều năm, có dự án sau khi công bố quy hoạch thì việc triển khai thực hiện cầm chừng... gây bất bình trong nhân dân.

Đất bỏ hoang nhưng không cho dân sản xuất, không cho dân xây nhà ở là hai cái không.

Cái không thứ ba đáng lo hơn cả là không trách nhiệm. Có những dự án lợi ít hại nhiều nhưng cũng không có ai chịu trách nhiệm, bị xử lý kỷ luật, bị truy tố trước pháp luật.

Với vấn đề thu hồi đất, nguyên nhân được xem là lớn nhất hiện nay gây nên những khiếu kiện, liệu có được thực thi minh bạch và công bằng hơn khi Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực? 

- Luật Đất đai sửa đổi đã xác định rõ và quy định cụ thể những trường hợp Nhà nước phải thu hồi đất nhằm khắc phục, loại bỏ những trường hợp thu hồi đất làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất. Đồng thời khắc phục có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí, tạo nên các dư luận xấu trong xã hội.

Nhưng tôi vẫn còn những băn khoăn về các trường hợp thu hồi đất.

Nước ta đang trong quá trình vận động phát triển, cơ sở vật chất ban đầu còn quá khiêm tốn, rất cần các dự án phát triển kinh tế - xã hội để làm giàu cho đất nước, sớm hòa nhập cộng đồng quốc tế. Do đó, việc quy định thu hồi đất phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội là đúng đắn và cần thiết.

Vấn đề quan trọng là phải xác định rõ ràng và hợp lý những trường hợp thu hồi đất nào được coi là có mục đích phát triển kinh tế - xã hội để tránh bị lạm dụng nhằm phục vụ lợi ích riêng, lợi ích nhóm. Nếu không, có nhiều trường hợp rất dễ bị lợi dụng khi thi hành luật như thu hồi đất làm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới...

Bên cạnh đó, quy định việc lập và thực hiện dự án tái định cư do UBND cấp tỉnh, huyện là phù hợp với tình hình thực tiễn và mang đầy tính nhân văn sâu sắc. Khi bị thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, người dân phải di dời chỗ ở là nỗi gian truân, vất vả của mỗi gia đình. Nếu chưa có khu tái định cư thì họ sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt.

Nhưng thực tế thời gian qua, rất ít dự án người dân được bố trí tái định cư trước khi bị thu hồi đất, nên quy định này e sẽ khó thực hiện. Vì vậy, điều này cần được rất quan tâm để tổ chức thi hành nghiêm túc, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người bị thu hồi đất.

Nút thắt về giá đất liệu sẽ được tháo gỡ không, thưa ông? 

- Vấn đề giá đất cũng là nguyên nhân cơ bản làm phát sinh những vụ khiếu kiện kéo dài, dai dẳng, gay gắt và vô cùng phức tạp. Luật Đất đai sửa đổi có đề ra nguyên tắc giá đất, nhưng nếu không thận trong khi thực thi quy định này thì đây vẫn là nút thắt khó gỡ. Bởi giá đất trên thị trường không ổn định, luôn thay đổi, thậm chí có thời điểm giá đất thay đổi từng ngày.

Chúng ta cũng biết trong thời gian qua, nhiều nơi khung giá đất do nhà nước quy định không đúng với thị trường, giá đền bù chưa sát với giá “tiền tươi, thóc thật” mà người dân bán đất.

Vì vậy, cùng với quy định về giá đất, Luật Đất đai sửa đổi có quy định về tư vấn định giá đất. Trong thực hiện quy định này, cần khuyến khích việc sử dụng rộng rãi các tổ chức dịch vụ có chức năng tư vấn, định giá đất tham gia vào hoạt động xác định giá. Có như vậy thì việc xác định giá đất mới có căn cứ khoa học, khách quan, trung thực, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người dân. 

Đoàn Trần (thực hiện) 

 

KTS Trần Ngọc Chính: “Cần làm rõ nguyên nhân điều chỉnh đường Trường Chinh”

KTS Trần Ngọc Chính: “Cần làm rõ nguyên nhân điều chỉnh đường Trường Chinh”Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, cho rằng giải t...

Nên đặt giá trần với nhà ở xã hội?

Nên đặt giá trần với nhà ở xã hội?Trước phản ánh của dư luận về giá nhà ở xã hội vẫn cao dù chủ đầu tư được hưởng vô số những ưu đãi của N...

Đà Nẵng có đúng là thành phố đáng sống?

Đà Nẵng có đúng là thành phố đáng sống?Sáng 26/3, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ và Chủ tịch UBND TP Văn Hữu Chiến cùng lãnh đạo các sở ban ngành của TP...

3 phương án cứu cầu Long Biên của Bộ GTVT: Vô lý, không tưởng, thực dụng!

3 phương án cứu cầu Long Biên của Bộ GTVT: Vô lý, không tưởng, thực dụng!"Rất vô lý, không tưởng, thực dụng" là những từ được KTS Trần Thanh Vân nhắc đi nhắc lại trong cuộc trò chuyện cù...

Phỏng vấn KTS Ngô Viết Nam Sơn về sáng tạo kiến trúc và kiến trúc xanh

Phỏng vấn KTS Ngô Viết Nam Sơn về sáng tạo kiến trúc và kiến trúc xanhPhỏng vấn KTS Ngô Viết Nam Sơn về sáng tạo kiến trúc và kiến trúc xanh.

GS Hoàng Đạo Kính: Đừng "rượt đuổi" theo hai chữ bảo tồn

GS Hoàng Đạo Kính: Đừng “Trung Quốc có diện tích mênh mông và bề dày văn hóa như vậy mà sở hữu số di tích cấp quốc gia chỉ bằng phân nửa...

Xe đạp công cộng: Thấy lợi, dân sẽ đi!

Xe đạp công cộng: Thấy lợi, dân sẽ đi!Thủ tướng vừa chỉ đạo các bộ, ngành và năm TP trực thuộc trung ương triển khai đề án thí điểm cung cấp dịch vụ...

KTS Khương Văn Mười: “Tôi cứ thấy sông nước là… mê!”

KTS Khương Văn Mười: “Tôi cứ thấy sông nước là… mê!”Cuộc trò chuyện của Kiến trúc & Đời sống với KTS Khương Văn Mười – chủ tịch Hội KTS TP.HCM cuối năm Tỵ đầu ...

Biến đổi khí hậu: "Thách thức với Việt Nam rất lớn"

Biến đổi khí hậu: LTS: Là một trong 5 nước trên thế giới dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu (BĐKH), việc tìm ra cách ch...

Bài học quản lý dự án BOT từ cầu Phú Mỹ

Bài học quản lý dự án BOT từ cầu Phú MỹCầu Phú Mỹ - cây cầu dây văng duy nhất tại TPHCM - đã được đưa vào sử dụng 4 năm nhưng đến nay tổng mức đầu tư...
Trang 16 trong tổng số 50
Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2432 khách Trực tuyến

Quảng cáo