Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Tương tác Đối thoại Chọn đúng vật liệu là giải pháp hiệu quả cho xây dựng công trình xanh

Chọn đúng vật liệu là giải pháp hiệu quả cho xây dựng công trình xanh

Viết email In

Theo Kỹ sư Đỗ Hữu Nhật Quang, chuyên gia tư vấn công trình xanh, đồng sáng lập viên GreenViet, làm công trình xanh đang là một xu hướng được nhiều chủ đầu tư lựa chọn hiện nay. Hai tiêu chuẩn công trình xanh phổ biến tại Việt Nam là LEED (Mỹ) và LOTUS (Việt Nam) đều dành riêng 1 điểm cho vật liệu mái có chỉ số phản xạ năng lượng mặt trời SRI (Solar Reflectance Index) lớn hơn hoặc bằng 78 (cao nhất là 100). Và, lời khuyên của KS Quang, đó là, chỉ cần chọn đúng vật liệu thì công trình đã tích lũy được 1 điểm, trong lúc để đạt được 1 điểm cho các hạng mục khác đôi khi tốn rất nhiều chi phí và công sức. 


Một buổi chia sẻ kiến thức về công trình xanh cho các sinh viên là những kiến trúc sư, kỹ sư tương lai 

• Ông có thể cho biết khái quát về khái niệm công trình xanh, tại sao phải làm công trình xanh và việc triển khai thực hiện công trình xanh trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

Theo Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC), công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên thông qua việc sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả ; bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động; giảm thiểu chất thải, ô nhiễm.

Có nhiều lý do để làm công trình xanh và các lý do này cũng có sự khác nhau nhất định tùy vào Chủ đầu tư, loại công trình và thậm chí là điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của quốc gia.

Tại Việt Nam, theo tôi thì có 3 lý do chính để các chủ đầu tư quyết định làm công trình xanh. Thứ nhất là yêu cầu của khách hàng, trong đó nổi bật lên là các nhà máy may mặc các sản phẩm xuất khẩu liên quan đến Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Về thương mại thì các công ty đa quốc gia cũng ưu tiên đặt trụ sở văn phòng của họ tại các cao ốc văn phòng xanh nên cũng tạo ra những nhu cầu nhất định. Thứ hai là tiết kiệm chi phí vận hành và mong muốn có một công trình tốt. Thứ ba là xem việc thực hiện công trình xanh như là 1 phần trách nhiệm xã hội của DN và để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong bối cảnh thị trường ngày càng mở như hiện nay.

Hiện nay, tốc độ phát triển công trình xanh trên thế giới và các nước trong khu vực đang rất nhanh. Chẳng hạn, Singapore có trên 1,500 công trình, Malaysia và Thái Lan cũng đã có hàng trăm công trình. Việt Nam hiện đang có khoảng hơn 60 công trình đã và đang xây dựng, theo các tiêu chuẩn LEED, LOTUS, Green Mark và EDGE. Như vậy tiềm năng phát triển công trình xanh tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.

• Vậy, theo ông, vật liệu có vai trò quan trọng thế nào đối với công trình xanh?

Vật liệu mái nói riêng và cả lớp vỏ công trình nói chung có ý nghĩa rất quan trọng trong công trình xanh vì đây là nhóm giải pháp thụ động – nhóm giải pháp hiệu quả nhất về mặt đầu tư. Nếu lựa chọn đúng loại vật liệu mái phù hợp và hiệu quả thì sẽ giúp công trình tiết kiệm đáng kể về năng lượng, đặc biệt là đối với các dự án công nghiệp, nơi mà diện tích mái tiếp xúc với bức xạ mặt trời rất lớn.

• Lời khuyên của ông dành cho chủ đầu tư, nhà thiết kế, thi công... trong việc lựa chọn vật liệu dành cho mái lợp để phù hợp với các tiêu chí của công trình xanh?

Khi lựa chọn vật liệu mái cho công trình xanh, ngoài các tiêu chí cơ bản về chất lượng, về thời gian bảo hành thì cần chọn vật liệu có Chỉ số phản xạ năng lượng mặt trời (SRI – Solar Reflectance Index) càng cao càng tốt. Cả 2 tiêu chuẩn công trình xanh phổ biến tại Việt Nam hiện nay là LEED & LOTUS đều dành riêng 1 điểm cho vật liệu mái có SRI lớn hơn hoặc bằng 78 (cao nhất là 100). Như vậy, chỉ cần chọn đúng vật liệu thì công trình đã tích lũy được 1 điểm, trong lúc để đạt được 1 điểm cho các hạng mục khác đôi khi tốn rất nhiều chi phí và công sức.

• NS BlueScope là nhà sản xuất tôn thép hàng đầu thế giới cung cung các sản phẩm mái và vách, hệ mái lợp cho nhiều công trình tại Việt Nam. Qua thực tế tại nhiều công trình, ông nhìn nhận thế nào về những ưu điểm của các sản phẩm này cũng như sự phù hợp với điều kiện thời tiết tại Việt Nam?

Thực tế tại Việt Nam, NS BlueScope đã cung cấp tôn mạ màu, cụ thể là sản phẩm Colorbond® Thermatech® để dùng làm vật liệu mái và vách cho nhiều công trình, cả công trình xanh theo tiêu chuẩn LEED và các công trình không theo đuổi chứng chỉ LEED. Có thể kể tên một số công trình xanh tiêu biểu đã sử dụng Colorbond® Thermatech® như Nhà máy Coca Cola tại Thủ Đức, Esquel Hòa Bình. Một số công trình khác, dù không làm theo tiêu chuẩn xanh, nhưng vẫn chọn sản phẩm này như Nhà máy TBC Ball, Ô tô Trường Hải,.. vì những tính năng ưu việt của sản phẩm phù hợp với điều kiện thời tiết ở Việt Nam.

Chẳng hạn, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm tại Việt Nam, Colorbond® Thermatech® giúp giảm nhiệt độ bên trong công trình đến 6 độ C, điều này giúp giảm đáng kể năng lượng cần làm mát và tăng sự thoải mái cho nhân viên làm việc trong công trình. Ngoài ra, đặc tính chống bám bụi của lớp sơn Colorbond Thermatech giúp cho sản phẩm duy trì được chỉ số SRI luôn ở mức cao, qua đó giúp giảm tác hại của Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị.

Theo tôi, với những tính năng ưu việt như vậy, Colorbond® Thermatech® luôn được chọn vì lợi ích của chủ đầu tư và cho môi trường, cho dù công trình có làm theo chứng chỉ công trình xanh hay không.

• Là chuyên gia đã dành nhiều thời gian đến các trường đại học, nói chuyện với các sinh viên ngành kiến trúc, xây dựng về công trình xanh. Ngoài vai trò của nhà trường, theo ông, cần có sự chung tay, phối hợp gì để định hướng, nâng cao kiến thức cho sinh viên về công trình xanh?

Để kiến thức và thông tin về công trình xanh được phổ biến cho sinh viên, ngoài vai trò của Nhà trường thì các DN, đặc biệt là các DN có sản phẩm có những đóng góp nhất định giúp cho công trình lấy được chứng nhận xanh.

Theo tôi, nên có sự chủ động phối hợp với các trường chuyên ngành để tổ chức các hội thảo chuyên đề về công trình xanh nói chung và đóng góp cụ thể của sản phẩm nói riêng. Việc tổ chức các cuộc thi về ứng dụng sản phẩm DN mình vào công trình xanh cũng là một hoạt động giúp cho các kiến trúc sư, kỹ sư tương lai hiểu sâu hơn về sản phẩm và ứng dụng vào công trình xanh. Qua đó trang bị cho các sinh viên nền tảng vững chắc về công trình xanh cũng như nâng cao khả năng ứng dụng một cách đúng đắn sản phẩm của DN khi các sinh viên này ra trường và hành nghề.

Đây được xem là một hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội (CSR) của DN, đồng thời giúp DN phát triển bền vững vì đã đầu tư nhất định cho lực lượng kế thừa trong tương lai. 

Hồng Sơn (thực hiện) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2493 khách Trực tuyến

Quảng cáo