Đọc bài viết này, bạn là người quan tâm đến cộng đồng của mình và thật sự đã tham gia vào cuộc sống hằng ngày của khu dân cư ở một góc độ nào đó, và nếu muốn tham gia, chúng ta biết rằng có rất nhiều lựa chọn và nguồn lực giúp khám phá ra tiềm năng và phát huy nó, khi đó thật sự công việc này sẽ rất thú vị. Và nếu như cộng đồng nơi bạn ở được làm bằng giấy cứng hoặc lợp mái tôn thì bạn sẽ bắt đầu từ đâu?
Khu ổ chuột Nairobi’s kibera cuộc sống của họ ở ngoài đường phố. Không gian công cộng là sức sống của cộng đồng ở đây. (Ảnh: neajjean /Flickr)
Hóa ra nếu như chúng ta hỏi những chuyên gia về nhà ở của tổ chức UN-Habitat, họ sẽ đưa ra câu trả lời khá giống như những gì PPS (Project for Public Spaces) đã thông tin với các bạn: hãy bắt đầu bằng những không gian công cộng. Và hiển nhiên rằng, ban đầu những khu ổ chuột ở các nước đang phát triển thiếu những nhu cầu cơ bản như: nước sạch, điện và tiện ích chăm sóc sức khỏe thì hóa ra những không gian công cộng tuyệt vời lại còn quan trọng hơn cho những nơi như Kibera ở Nairobi và Dharavi ở Mumbai, bởi vì những không gian ấy cho thấy rất nhiều vấn đề cốt lõi đều được xác định một lần duy nhất và chính xác. “Nên để mọi người hiểu rằng khi họ quy hoạch đô thị phải nghĩ đến cùng lúc nhiều bên liên quan khác nhau,” Thomas Melin - trưởng phòng quan hệ đối ngoại của văn phòng tổ chức Habitat - nói, “Nếu chúng ta đi vào một khu vực ổ chuột và cố gắng tạo ra điện, nước… sẽ không giúp được gì, thậm chí còn làm mọi việc trầm trọng hơn. Chúng ta phải sắp xếp và phân loại những vấn đề cơ bản để những cộng đồng này có thể hoạt động.”
Không gian công cộng đem những con người, hoạt động và chức năng của chính quyền khác nhau đến gần nhau hơn, nơi mà mọi người có thể nhìn thấy và điều này làm cho những nơi lí tưởng ấy có thể phơi bày những quan điểm khác nhau của các bên tham gia (được biết đến như tính chất liên ngành) trong quá trình quy hoạch liên ngành, như Kiến Tạo Nơi Chốn (Placemaking) có thể bắt đầu một quá trình chuyển hóa khu vực ở tạm bợ thành một khu ở cao cấp trong đô thị. Trong những năm gần đây, chúng tôi đã tiến xa hơn trong lĩnh vực này, sau đó là cộng tác với tố chức UN-Habitat trong năm 2011. “Khi chúng ta có những mối quan hệ như thế này, bạn trao đổi, giúp đỡ, hỗ trợ, và đôi bên đều học được những nhu cầu to lớn trong bối cảnh hiện nay, và thật sự cần có một mạng lưới tương tự như PPS đã có ở Hoa Kỳ, chỉ khác là mạng lưới ấy bao trùm cả địa cầu,” Melin chia sẻ.
Với hơn phân nửa dân số thế giới đang sống trong các đô thị và khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng rộng, thì việc cần phải thích nghi và thay đổi Kiến Tạo Nơi Chốn cho những đối tượng mới trong các cộng đồng ở tạm thời là hết sức cấp thiết. Nghèo khó dường như là vấn đề nan giải trong những nơi định cư tạm bợ, và ý tưởng tái thiết khu vực phía Tây trở thành “không gian riêng tư” cho thương mại và hoạt động xã hội là hoàn toàn lỗi thời. “Cộng đồng ở Kibera sử dụng không gian công cộng thật sự rất khác so với thành phố New York,” Cynthia Nikitin, thành viên của PPS đã thực hiện một loạt các cuộc hội thảo của một trong những khu ổ chuột lớn nhất tại Châu Phi thông qua việc hợp tác với UN-Habitat, lưu ý. Ở New York, không gian công cộng được hiểu là những công viên, những quảng trường, sảnh tại các khu thương mại, nhưng đối với Kibera, đường phố mới thật sự là không gian công cộng, và mọi người ở ngoài đó cả ngày, và mỗi ngày đều buôn bán, trao đổi và thậm chí là ăn xin. Mọi người đều có kế sinh nhai, họ làm việc đó ngay ngoài phố. Có một không gian như vậy không kém phần quan trọng so với cung cấp điện hoặc nước.
- Ảnh bên: Thậm chí là ở khu trung tâm cũ của Nairobi, vườn Jevangee cũng đầy ắp người vô gia cư (Ảnh: Vanessa September)
Vậy câu hỏi đặt ra là, tại sao những tổ chức phi chính phủ thế giới lại không tập trung vào không gian công cộng trong hàng thập kỉ. Theo Juma Assiago, Tổ chức Định cư Con người (Human Settlements Officer) dẫn dắt Mạng lưới toàn cầu các Đô thị an toàn hơn (the Global Network on Safer Cities - GNSC) cùng với Chương trình Đô thị an toàn hơn (Safer Cities Programme) của UN-Habitat, hợp tác giữa hai tổ chức này với PPS và sự chuyển đổi trên diện rộng là kết quả của quá trình thay đổi nhận thức hàng thập kỉ. “Chúng tôi đã chuyển từ vị trí của chính quyền địa phương sang quản lý địa phương và tuyên bố về trách nhiệm của toàn bộ các bên tham gia trong quy hoạch, quản lý và quản lý trung tâm của đô thị,” Assiago cho biết.
Trong hội nghị Stockholm năm 1972, tổ chức UN-Habitat được hình thành bởi thành viên của chính phủ Hoa Kỳ. Sau đó không lâu là chương trình nghị sự Habitat lần 1 tại Vancouver, nơi mà các cuộc thảo luận tập trung đào sâu vào việc tạo ra chương trình nghị sự chính xác và an toàn hơn cho các đô thị. Trong bối cảnh lúc bấy giờ thì không gian giữa các tòa nhà không được quan tâm. Và cũng với những kết luận đó đã dẫn đến việc xóa bỏ những khu ổ chuột và cải tạo đô thị ở các đô thị ở Hoa Kỳ trong suốt những thập niên trước khi UN-Habitat hình thành, và dĩ nhiên giải pháp đó chỉ mang tính chất vật thể là chủ yếu. Tại chương trình nghị sự lần 2 của Habitat tổ chức tại Istanbul cách đây 20 năm, thành viên các bang và cộng tác viên đều đồng ý về việc phát triển nhà ở không chỉ là thách thức về vấn đề nhà ở đơn thuần, mà còn bao gồm môi trường xây dựng và môi trường sinh sống mà bao trùm là môi trường xây dựng. Và UN-Habitat đã đi vào hoạt động.
“Đây là thành quả lớn nhất năm 1996”, Assiago nói, “Để hình thành nơi định cư bền vững, thành viên các bang đã thừa nhận rằng ngoài nhu cầu cần phát triển các mối quan hệ cộng tác mà cho phép các bên liên quan bao gồm khu vực tư nhân, nhóm phi chính phủ, thanh niên, phụ nữ, chuyên gia tham gia với vai trò như nhau trong công tác làm việc với chính quyền trong việc hình thành các thành phố, đô thị, nông thôn sạch hơn, an toàn hơn, và cân bằng hơn. Trước năm 2007, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, dân cư thành thị lại chiếm ưu thế hơn so với dân cư nông thôn. Một sự chuyển dịch đã diễn ra đó là từ chương trình nghị sự cho sự phát triển nhà ở bền vững sang chương trình nghị sự cho sự phát triển bền vững của đô thị."
Cùng với sự chuyển dịch ấy là trọng tâm về sự thay đổi cách xây dựng đô thị, và làm như thế nào con người nhận thức được đô thị hóa là nguồn gốc của quá trình phát triển chứ không phải là hệ quả của nó. “Điều này đã khiến các nhà lập chính sách và thực thi cảnh báo: liệu chúng ta đang sử dụng con người để xây dựng cấu trúc hay xây dựng cấu trúc cho con người?” Assiago nói rằng: “Sự thay đổi trong suy nghĩ này đặt trọng tâm vào vấn đề chuyển đổi góc nhìn đô thị từ vùng không gian sang góc nhìn đô thị của con người trong không gian đang đứng.”
Melin liên tục cảm thấy như thế khi đang nói về công việc của Habitat tại Nairobi: “Chúng tôi sử dụng không gian công cộng như một biểu tượng khi chúng tôi huấn luyện các thành phố tự trị trên thế giới cách tiếp cận liên nghành và đặc biệt quan tâm đến cá thể trong các cộng đồng. Đô thị là dành cho con người chứ không phải nhà ở. Nếu loại bỏ nhà ở thì đô thị vẫn tồn tại, nếu loại bỏ con người thì hoàn toàn không có đô thị.”
Kiến Tạo Nơi Chốn là đầu tiên và hầu như bao gồm quá trình mang mọi người đến với nhau để tham gia vào hình thành không gian công cộng, sẽ đóng vai trò nền tảng cho đời sống hằng ngày của cộng đồng. Tạo ra những không gian và mạng lưới kết nối con người tuyệt vời thật sự là một thể thống nhất. Elijah Agevi, giám đốc nghiên cứu Triangle Africa đánh giá cao công tác của Cynthia ở Kibera’s Silanga khi bình luận: ”Đó hẳn là một trong những hòn đá tảng trong quá trình Kiến Tạo Nơi Chốn. Thật xúc động khi thấy nhiều bên liên quan cùng tham gia vào việc xây dựng mục tiêu chung vì cộng đồng.”
Khi khu ổ chuột Kibera bị xóa bỏ, một sân golf và chung cư sẽ mọc lên. (Ảnh: Chrissy Olson /Flickr)
Ở những thành phố như Narobi, nhà ổ chuột nằm kề cạnh đường cao tốc, bãi rác, sân golf, và những nơi tương tự khác mà nền văn hóa phương Tây đã can thiệp vào và làm thay đổi cảnh quan đô thị. Trong khi những đô thị khác nhau về tính chất lại ở cách xa nhau và hoạt động như hai nơi tách biệt, với cuộc sống đô thị cũng rất khác nhau. Ở những thành phố bình thường, Melin giải thích rằng cấu trúc được hình thành để phục vụ tầng lớp thiểu số giàu có và quyền lực. Sự tham gia vào quá trình ấy dường như không tồn tại cho dân cư ở các thành phố này, và thường thì họ không có quyền hợp pháp để tham dự. Còn ở những thành phố của nhà ổ chuột thì lại họ lại được tham gia nhờ vào những tổ chức phi chính phủ hơn là chính quyền địa phương.
“Những tổ chức này tạo ra những quyết định mang tính chất tham dự và dân chủ rất cao như là phương pháp đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cộng đồng, sự am hiểu và sẽ tiếp tục giữ vững”, ông nói. “Không có mục đích sử dụng nào đúng đắn cho phòng khám tư nhân khi mọi người lại cần trường học. Điều này có nghĩa cộng đồng trong khu ổ chuột ít khi không được tham gia vào dự án. Nếu chúng ta cùng chung tay và muốn tạo ra không gian công cộng, chúng ta cần mời gọi sự tham gia mà không có cách nào khác. Đây là điều hết sức bình thường.”
- Ảnh bên: Chúng tôi không chỉ có cơ hội học hỏi những điều mới mẻ, mà là nhìn họ theo hướng mới (Ảnh: The Advocacy Project /Flickr)
Quá trình tạo nên một không gian công cộng vững mạnh cho những cộng đồng đầy sức sống nhưng lại mỏng manh không chỉ tạo cho người dân của những đô thị đang phát triển một cơ hội hiếm có để xây dựng không gian vật thể bền vững mà còn để xây dựng mạng lưới xã hội bền chặt. Kiến Tạo Nơi Chốn cần là cầu nối để liên kết các nguồn lực của đô thị mới gồm những người giàu với các nền văn hóa mở và bản địa của khu ổ chuột, làm phong phú thêm đời sống của cả hai tầng lớp ấy. Và hầu như điều này sẽ dẫn đến quá trình Kiến Tạo Nơi Chốn sẽ dẫn dắt cho những đô thị đang phát triển, cũng như xã hội phương Tây chuyển sang giai đoạn hướng đến công cộng và cộng đồng hơn là mô hình tư nhân hóa không cần thiết. ”Đó là lí do chúng tôi thật sự thích thú về quan hệ cộng tác này,” Nikitin nói. “Chúng tôi không chỉ có cơ hội học hỏi điều mới mẻ mà còn học cách nhìn họ theo hướng mới, và nhận thấy Kiến Tạo Nơi Chốn từ một khía cạnh khác.”
“Toàn cầu đang dần phát triển hình thành những đô thị, và đô thị hóa đang trở nên hiện tượng toàn cầu,” Assiago nói. “Đôi khi, khi chúng ta tiếp cận Kiến Tạo Nơi Chốn và không gian công cộng, một vấn đề chung thường mắc phải là áp dụng những phương pháp chỉ phù hợp cho một phía đó là các chuyên gia, điều này là không đúng. Thông qua quá trình học hỏi thực nghiệm, chúng tôi hiểu rằng đô thị do con người tạo ra để rồi lại hướng mình và phát triển theo hướng hoàn toàn khác dựa trên bối cảnh xã hội và nguồn vốn xã hội của đô thị. Chúng tôi cần hiểu rằng những quá trình ấy nhằm kết nối sự phong phú về giá trị và chất lượng mà không gian công cộng cần đáp ứng.”
Nguyễn Trọng Hiếu (dịch từ Project for Public Spaces)
- Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường xanh
- Mea Klong, khu chợ nguy hiểm nhất thế giới
- Chuyển đổi công trình công nghiệp thành địa chỉ văn hoá
- Pháo đài đỏ ở Delhi
- Havana - cảm hứng về một nền nông nghiệp đô thị đích thực
- Chính sách bảo tồn đất nông nghiệp tại Trung Quốc
- Washington, D.C. dẫn đầu về cảng của thế kỉ 21?
- Eco Valley - Thành phố giữa những cánh đồng
- Bùng nổ đô thị hóa ở Trung Quốc gây tổn hại lớn sức khỏe cộng đồng
- Bản đồ phân bố những ngôi nhà có giá trị tài sản thế chấp âm ở Mỹ