Ashui.com

Friday
Apr 19th
Home Tương tác Phản biện Cần sử dụng hiệu quả đất đô thị

Cần sử dụng hiệu quả đất đô thị

Viết email In

Theo báo cáo việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia, đến năm 2020 đất đô thị của cả nước sẽ là 1.941,74 nghìn héc-ta, tăng 299,32 nghìn héc-ta so với năm 2015… 

Nhìn lại kế hoạch sử dụng đất thời gian qua, một vấn đề được nhiều chuyên gia nhìn nhận là, trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực đã không đáp ứng đầy đủ cho phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và Trung ương. Thực tế, qua kiểm kê đất đai cho thấy, tại nhiều đô thị lớn, còn hàng trăm dự án để hoang hóa. Đây là một sự lãng phí lớn. Nó không chỉ khiến cho ngân sách nhà nước bị thất thu mà còn khiến nhiều doanh nghiệp khác có nhu cầu về mặt bằng sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, khiến nhiều hộ dân nằm trong vùng dự án không thể canh tác trên chính thửa đất của mình.  


(Ảnh: Lê Hồng Thái /SGTT) 

Mặt khác, còn tình trạng thiếu tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; giữa ba loại quy hoạch này còn chồng chéo, chưa thực sự trở thành một hệ thống quy hoạch thống nhất; quy hoạch các khu công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch các ngành chưa thống nhất và tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nhiều địa phương còn sử dụng đất chuyên trồng lúa nước để xây dựng các khu công nghiệp dẫn đến nhiều hộ nông dân thiếu đất hoặc không có đất để sản xuất trong khi vẫn có thể sử dụng các loại đất khác. Riêng lĩnh vực phát triển đô thị, tất yếu kéo theo một lượng không nhỏ đất nông nghiệp bị “nuốt” mất. Cơ hội đem lại cho người nông dân - nói như những người thực hiện các dự án phát triển đô thị - là rất nhiều. Nhưng để nắm được cơ hội, có điều kiện thích ứng với sự chuyển đổi ấy thì lại ít được nói đến (hoặc không được quan tâm). 

Không những thế, trong quản lý hành chính, việc phân loại thành phố, xếp hạng đô thị đang đẩy các thành phố vào những cuộc chạy đua tiêu tốn tiền của. Dễ nhìn thấy nhất là, nếu một đô thị được tăng hạng sẽ được rót nhiều nguồn lực hơn. Thế nên, đang diễn ra tình trạng là, có nhiều đô thị mới mọc lên rất xa thành phố, nơi không tập trung nhiều nhu cầu thật sự của dân chúng (đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực cho nâng cấp đô thị ở Việt Nam còn hạn hẹp); trong khi đó, nhiều đô thị hiện hữu đang rất cần tiền để xây dựng và cải thiện đô thị bền vững hơn.

Rõ ràng, những mâu thuẫn trong quá trình quy hoạch và sử dụng đất, đặc biệt là trong phát triển đô thị, sẽ vẫn là vấn đề nóng bỏng chưa thể có một lời giải hữu hiệu, nếu như chúng ta chưa có một sự chuẩn bị thấu đáo về mọi mặt. Đặc biệt, khi các chính sách vẫn trong giai đoạn hoàn thiện. Hơn nữa, khi đất đai vẫn nằm trong tay các nhóm lợi ích, khi đó, sự minh bạch về đất đai vẫn ở thì tương lai. 

Ngọc Lý (Báo Xây dựng) 

Đến 2020, Việt Nam sẽ có 46,81 nghìn ha đất cơ sở thể dục – thể thao, cao hơn 2,05 nghìn ha so với chỉ tiêu theo nghị quyết của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết tại phiên họp sáng 7/3 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. 

Trong 46,81 nghìn ha nói trên, có 10,98 nghìn ha thuộc 96 sân golf. Việc quy hoạch phát triển sân golf chủ yếu tại các khu vực đất có chất lượng kém, đất cát, đất chưa sử dụng, không sử dụng vào đất trồng lúa, đất màu, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, ông Quang trình bày. 

Bộ trưởng cũng cho biết năm 2015, toàn quốc có 58 sân golf thuộc 24 tỉnh, thành, và đang sử dụng 9,27 nghìn ha đất.

Thông tin từ báo cáo việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia của Bộ còn cho thấy đến năm 2020 đất trồng lúa được phép giảm 218,31 nghìn ha.

Với nhóm đất phi nông nghiệp, đến 2020 diện tích đất quốc phòng là 340,96 nghìn ha, điều chỉnh giảm thêm 47,07 nghìn ha so với chỉ tiêu theo nghị quyết của Quốc hội do rà soát, xác đinh lại nhu cầu sử dụng đất quốc phòng.

Tương tự, đất an ninh cũng điều chỉnh giảm 10,70 nghìn ha, đến 2020 là 71,14 nghìn ha.

Chính phủ cũng đề xuất đến 2020 đất khu công nghiệp là 191,42 nghìn ha, giảm 8,59 nghìn ha so với chỉ tiêu đã được Quốc hội quyết định.

Tăng cao là đất giao thông với 779,10 nghìn ha vào năm 2020 (không bao gồm diện tích đất hành lang giao thông), tăng 87,91 nghìn ha so với năm 2015.

Trong quy hoạch một số loại đất sử dụng đa mục đích, Bộ trưởng cho biết đến 2020 cả nước sẽ có 42 khu kinh tế, gồm 16 khu kinh tế ven biển và 26 khu kinh tế cửa khẩu, với tổng diện tích 1.582,97 nghìn ha.

Cùng thời gian, đất đô thị của cả nước sẽ là 1.941,74 nghìn ha, tang 299,32 nghìn ha so với 2015. 

(VnEconomy) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo