Ashui.com

Thursday
Mar 28th
Home Tương tác Phản biện Văn minh đô thị hay duy trì cuộc sống?

Văn minh đô thị hay duy trì cuộc sống?

Viết email In

Tổng kết 6 tháng thực hiện "văn minh đô thị" tại TP.HCM, vấn đề lớn vẫn chưa thể giải quyết là cấm hàng rong.

Cấp chính quyền có vẻ đau đầu về chuyện này, nhưng người dân thì không mấy khó hiểu. Hành vi của con người vốn được quy định bởi một trong những yếu tố căn bản là lợi ích. Từ bỏ công việc bán hàng rong là từ bỏ một phương tiện mưu sinh của mình, trong khi những đối tượng này rất khó được tiếp cận với những cơ hội nghề nghiệp khác.

Để duy trì cuộc sống trong điều kiện "duy nhất" đó, người dân buộc phải lơ đi các quy định. Nhu cầu được tồn tại của họ được đặt lên hàng đầu, nên nghiễm nhiên, mục tiêu "văn minh đô thị" không phải là điều thiết thân với họ.



Có người đặt vấn đề: "Khi chính quyền chưa thể tạo được nhiều công ăn việc làm giúp người dân ổn định cuộc sống thì không nên cấm người dân tìm cách mưu sinh", ông Đằng nhấn mạnh.

Câu trả lời là: "rất khó để hỗ trợ khi đa phần người bán hàng rong là dân nhập cư, không có hộ khẩu thường trú hoặc KT3".

Lại đặt lại vấn đề một lần nữa: "dân nhập cư, không có hộ khẩu thường trú hoặc KT3" cũng chính là một vấn đề nằm trong trách nhiệm của thành phố chứ? Đành rằng đây là một thách thức không nhỏ, nhưng hẳn là phải được ở trong diện được tính đến khi thành phố tiến hành các động thái hòng biến mình thành một nơi văn minh?

Hiện nay Thành phố chưa diễn giải hết bài toán này, nhưng cứ một mực "quyết tâm" có được đáp án là "giải quyết vấn nạn hàng rong, lấn chiếm vỉa hè...", liệu có phải là đòi hỏi một đáp án không tương ứng với giả thuyết và các phép suy luận logic?

"Quy hoạch và quản lí" - quá cũ

Việc làm lơ trước các quyết định di dời của cấp chính quyền là câu chuyện quá cũ ở Hà Nội. Cũ đến nỗi chẳng ai còn ngạc nhiên khi các nhà thuyền Hồ Tây vẫn "nườm nượp khách ra vào" cho đến tận ngày 29/8 - hạn cuối di dời theo thông báo của Sở GTVT. Cũ đến nối cũng chẳng ai đặt câu hỏi vậy khi nào thì nó sẽ thực sự di dời?

Nhưng có một vấn đề luôn mới, đó là Hà Nội phải làm gì để khắc phục tình trạng cũ kĩ về cả phong cách quy hoạch và quản lí đô thị?

Khu nhà nổi đã tồn tại ở đó bao nhiêu năm, người dân bình thường không có con mắt quy hoạch và quản lí "chẳng thấy có vấn đề gì". Mặt khác họ còn được "tập" cho thói quen lui tới đó như một chốn giải trí, ăn uống thú vị.

Nhưng trừ người dân bình thường ra, các nhà quản lí nhìn hệ thống này bằng con mắt "quy hoạch và quản lí" đã từ bao lâu? Và vướng mắc gì mà cứ để những công trình ấy nghiêm ngắn đi vào thói quen sinh hoạt của các chủ lẫn khách rồi mới có lệnh buộc di dời?

Đến lúc việc anh anh cứ ra thông báo, việc tôi tôi cứ bán hàng - xem ra cục diện đã trở thành đối lập - chính quyền và các cơ sở kinh doanh. Chính quyền thì buộc phải cưỡng chế, nhà hàng chịu cưỡng chế.

Câu chuyện quy hoạch và quản lí của Thủ đô đã lặp lại kịch bản này rất - rất nhiều lần. Dư luận chờ đợi một lời giải mới cho những bài toán đã quá cũ này.

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo