Chỉ mục bài viết |
---|
Không gian công cộng và "Thành phố của tập đoàn" |
Cuộc trò chuyện với kiến trúc sư Kông Thiện |
Tất cả các trang |
Cuộc trò chuyện với kiến trúc sư Kông Thiện
Đối với anh không gian của Hà Nội đã thay đổi như thế nào? Vì trước đây anh đã nói có những không gian công cộng, người không có nhà ở có thể ở tạm thời?
KTS Kông Thiện (Bộ môn Quy hoạch, Đại học Xây dựng): - Đấy là các điểm dừng chân tại các nơi như chùa chẳng hạn. Những ngôi chùa nằm rải rác trên dọc đất nước này. Những người hành hương có thể vào trú chân, nghỉ lại qua đêm và hôm sau người ta lại tiếp tục cuộc hành trình. Hiện nay có sự thiếu vắng của các không gian kiểu như vậy. Trong đó, trong các đô thị lớn, có một lượng người vô gia cư tụ tập về đây. Đó là điều không tránh khỏi trong quá trình phát triển. Các nước phát triển cũng tồn tại người vô gia cư trong các đô thị lớn. Họ không có không gian để dừng chân, họ tự tìm đến những nơi như một góc nhỏ bé trong công viên, nơi gầm cầu, một nơi nào đó trong bến xe hoặc những nơi ít được quan tâm đến, người ta tạm dừng chân tại đấy. Nhưng do điều kiện rất thấp nên có thể gây ra một số hậu quả về môi trường, mất vệ sinh môi trường. Hoặc là về mỹ quan đô thị, gây nên một số hiệu ứng không hay. Nếu như có một số quan tâm hợp lý về giải pháp không gian cho họ, sẽ rất là tốt.
Mình mới gặp ông Nghiêm (ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội - Ashui.com), ông ấy nói trong 5 năm vừa qua giá đất Hà Nội lên rất nhanh, liệu có ảnh hưởng đến vấn đề nhà ở?
- Rất ảnh hưởng. Một người lao động bình thường ở Việt Nam, tính cho cả quãng đời lao động của người ta, cũng không thể mua nổi một ngôi nhà. Vì giá so với mức lương người ta nhận được và trang trải cho cuộc sống hàng ngày thì chuyện tích lũy để mua một ngôi nhà là điều không thể.
Tôi muốn hỏi anh về một số vấn đề khác, như Hà Nội vẫn chưa giải quyết được vấn đề văn hóa vỉa hè?
- Văn hóa vỉa hè là nét đăc trưng của Hà Nội. Thực ra cái này sâu xa phải tìm hiểu cơ sở văn hóa của Việt Nam, sẽ có nhiều lý giải thích hợp hơn. Tại Việt Nam, việc tồn tại các sinh hoạt bên vỉa hè rất là nhiều, và có các chợ tạm nữa. Những chợ được phát sinh do nhu cầu tức thời của người dân sinh sống tại khu vực đấy. Nó hình thành nên những cái chợ ở những thời điểm nhất định thôi, sau đó nó lại giải tán ngay. Hoặc là có những người đi gánh hàng rong chẳng hạn…
Gọi là chợ cóc?
- Vâng, chợ cóc. Đó là cách hình thành nên các không gian theo nhu cầu của người dân, nó rất là tự phát. Tôi nghĩ có thể là do các quy hoạch chưa có điều tra về mặt xã hội học tốt. Lắm khi những con đường mở ra người ta không đi nhiều bằng những con đường mà tự người ta đi. Có câu danh ngôn cổ là “Trên thế gian này làm gì có đường, đường chẳng qua do người ta đi mãi mà thành”. Người ta thấy là, nếu theo quy hoạch mà thành ra người ta đi lòng vòng quá mới đến một điểm, sẽ rất tốn năng lượng cho việc di chuyển. Trong khi đó để đi từ A đến B, có những con đường rất là hay.
Trước đây người ta nói khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa, văn hóa vỉa hè sẽ giảm dần. Người ta sẽ ở nhà để xem TV. Nhưng có vẻ như người Việt Nam thích ở ngoài nhà, vì họ có thể nói chuyện, gặp một người bạn ở ngoài đường. Anh có nghĩ giống tôi không?
- Tôi đồng ý với ý kiến này ở góc độ là nhu cầu sinh hoạt của người ta cần tồn tại một không gian giao tiếp, đó là không gian công cộng. Người ta không thể xem TV và đóng mình lại trong gian phòng nhỏ được. Như vậy con người ta bị độc lập hóa, các giao tiếp về quan hệ xã hội không được hình thành. Như vậy cuộc sống sẽ kém đi một phần thú vị rất lớn, đó là phần giao tiếp với cộng đồng. Ông có thể quan sát quán bia ở Tạ Hiện, quán bia cỏ, ở đấy rất đông người ngồi ở vỉa hè để uống bia. Việc di chuyển trong những khu phố này có những nét văn hóa rất đặc thù. Nếu chúng ta quan niệm vỉa hè là một trong những không gian của đô thị thì không có gì là xấu cả. Mọi sinh hoạt của đô thị đều diễn ra trong đô thị, và vỉa hè là một phần của đô thị. Thế thì không nên coi đó là văn hóa thấp. Đấy là một nét văn hóa, đúng nghĩa của nó, không nên đánh giá nó một cách thiên vị.
TS. Michael DiGregorio (thực hiện)
- Phát triển bền vững - Nhận diện từ giới chuyên môn
- Thủy điện phát triển quá nóng: Nhiều hệ lụy
- Căn hộ siêu nhỏ: Bước lùi quy hoạch?
- Phản biện đề xuất cấm ô tô vào trung tâm
- Cắt giảm đầu tư công và thành tích “ảo”
- Cây xanh trang điểm cho đô thị
- Chức năng kinh tế của đại học
- Thủy điện Sông Tranh 2: Chưa có đánh giá về độ an toàn
- Bán đảo Cà Mau: Biển đang lấn đất
- Mô hình thị trưởng