Về các khu kinh tế, ông Dũng cho biết, hiện nay ở nước ta có 3 loại hình khu kinh tế: khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế quốc phòng. Đợt giám sát này tập trung vào 15 khu kinh tế ven biển đã được Thủ tướng quyết định thành lập cho đến năm 2010. Qua giám sát, có thể thấy việc xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường ở hầu hết các khu kinh tế hiện nay là rất chậm.
Với sự phát triển của các khu kinh tế trong tương lai thì nguy cơ ô nhiễm môi trường sẽ là tất yếu, đến lúc đó việc xử lý ô nhiễm sẽ rất tốn kém và vô cùng khó khăn. Đoàn giám sát đã yêu cầu Chính phủ có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt vấn đề này. Về làng nghề, báo cáo nhìn nhận, ô nhiễm môi trường làng nghề là một trong những thách thức lớn và rất khó kiểm soát, khó quy hoạch và chưa có biện pháp giải quyết hiệu quả. Nhiều làng nghề rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, tỷ lệ người mắc bệnh có xu hướng tăng cao.
- Ảnh bên: Làng nghề cá ở Đà Nẵng (Ảnh: Nguyễn Hùng)
Đóng góp ý kiến vào báo cáo giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, nguyên nhân sâu xa dẫn đến ô nhiễm môi trường khu kinh tế, làng nghề hiện nay là do sự phát triển các khu kinh tế, làng nghề một cách tự nhiên theo kiểu “trăm hoa đua nở”, thiếu quy hoạch, thiếu quản lý. “Ô nhiễm là tất yếu, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân. Thu ngân sách từ các hoạt động kinh tế khéo rồi không đủ khắc phục hậu quả. Chúng tôi đi giám sát thì thấy nhiều địa phương chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề này. Quan hệ phân cấp trung ương – địa phương trong bảo vệ môi trường cần phải làm rõ”, ông nói.
Chia sẻ quan điểm về yêu cầu củng cố quản lý nhà nước về môi trường, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội nêu vấn đề: “Ngoài quan hệ dọc trung ương – địa phương thì sự phối hợp chiều ngang giữa các bộ ngành, giữa bộ ngành với UBND cũng chưa tốt. Bộ Tài nguyên – Môi trường được giao làm “nhạc trưởng”, chịu trách nhiệm cao nhất, nhưng trong điều kiện này thì có thực hiện được không”? Bà Mai đề nghị Đoàn giám sát đưa ra những kiến nghị cụ thể theo hai nhóm: những việc tức thời, cần làm ngay và nhóm giải pháp lâu dài.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nghiêm Vũ Khải có cùng quan điểm yêu cầu Chính phủ ban hành những chính sách hữu hiệu để ngăn chặn việc nhập khẩu “công nghệ rác, công nghệ lạc hậu, gây tổn hại đến môi trường”.
Đặc biệt lưu ý đến nhận định tại báo cáo: “Dư luận cho rằng quản lý làng nghề hiện nay không có nhạc trưởng”, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương yêu cầu: “Đoàn giám sát phải làm rõ dư luận này đúng hay sai. Nếu đúng thì kiến nghị khắc phục bằng cách nào; nên đưa về các Sở hay xây dựng mô hình quản lý theo hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”…
Anh Phương
Tin mới hơn:
- Ngành nào liên quan giảm ùn tắc giao thông?
- Nói mãi chuyện di dời cảng biển
- Cải tạo, nâng cấp đô thị cần gắn với phát triển bền vững
- Từ chuyện quy hoạch đến sự phân tán nguồn lực kinh tế
- Ứng xử với giao thông: Bệnh nào thuốc đó
Tin cũ hơn:
- Thành phố đa trung tâm để tránh ách tắc giao thông
- Việt Nam trước thách thức quản trị đô thị
- Quy hoạch sử dụng đất ở đâu?
- Đất đai thuộc “sở hữu toàn dân” nhưng dân thiếu chỗ ở
- Cầu Long Biên - từ giao thông sang văn hóa