Ashui.com

Saturday
Apr 20th
Home Tương tác Đối thoại Tạm dừng dự án thu phí ôtô vào trung tâm TP.HCM

Tạm dừng dự án thu phí ôtô vào trung tâm TP.HCM

Viết email In

Ông Lâm Thiếu Quân, tổng giám đốc công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong (xin gọi tắt là công ty Tiên Phong), chủ đầu tư dự án thu phí ôtô vào trung tâm TP.HCM, cho biết như trên khi trao đổi với phóng viên chiều 9/10. 

Theo ông Quân, dự án thu phí ôtô vào trung tâm TP.HCM đã được đưa vào nghị quyết HĐND TP.HCM, và theo kế hoạch đến đầu năm 2013 sẽ thực hiện thí điểm. Tuy nhiên, dự án phải dừng lại ít nhất hai năm, còn thời điểm nào triển khai thì chưa thể xác định cụ thể.  

Phải chăng do người dân phản ứng nên dự án buộc phải tạm dừng hay còn nguyên nhân nào khác, thưa ông? 

Ông Lâm Thiếu Quân (ảnh bên): - Có nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chính là do tình hình kinh tế khó khăn và do số lượng xe ôtô tăng trưởng ở TP.HCM hiện đang có dấu hiệu chựng lại trong thời gian gần đây (chỉ tăng khoảng 10%/năm). Do đó, dù chủ trương đã được đưa vào nghị quyết của HĐND TP.HCM, nhưng xét trên nhiều khía cạnh nên phải tạm dừng dự án. Ở đây tôi cũng xin chia sẻ thêm, vì tình hình kinh tế khó khăn mà chúng ta đã phải hoãn thu nhiều loại phí (như thu phí bảo trì đường bộ), chứ không riêng gì dự án của chúng tôi. 

Nhưng nhiều ý kiến cho rằng dự án bị chấm dứt chứ không phải tạm dừng. Ông nghĩ gì về ý kiến này? 

- Theo tôi được biết thì dự án chỉ tạm dừng chứ không chấm dứt. Mới đây, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu sở Giao thông vận tải Hà Nội nhanh chóng hoàn thành đề án thu phí ôtô vào trung tâm Hà Nội vào cuối năm để sớm triển khai dự án. Nếu Hà Nội áp dụng thành công (kéo giảm được tình trạng kẹt xe ở khu vực trung tâm) thì không có lý do gì TP.HCM không triển khai. 

Như vậy, nếu Hà Nội không thành công thì đồng nghĩa với dự án thu phí ôtô vào trung tâm TP.HCM sẽ không được triển khai, trong khi công ty đã bỏ ra không ít công sức và tiền để nghiên cứu? 

- Đến nay doanh nghiệp tôi đã bỏ ra cả chục tỉ đồng để nghiên cứu dự án. Tuy nhiên, với tinh thần đóng góp một phần công sức để giải quyết vấn nạn kẹt xe của thành phố, nên dù dự án có không được triển khai chúng tôi cũng không trách ai cả. Ngoài ra chuyện kinh doanh là phải chấp nhận rủi ro nên không có chuyện mình gặp rủi rồi đi ăn vạ người khác. 


Sơ đồ khoanh vùng dự án và 36 cổng thu phí ôtô vào khu trung tâm bao quanh quận 1 và 3. 

Đào Lê (thực hiện) 

Nóng vội sẽ nảy sinh nhiều bất cập 

Theo ông Lâm Thiếu Quân, dự án thu phí ôtô vào trung tâm TP.HCM được đơn vị ông phôi thai từ giữa những năm 2000. Đến tháng 9.2009, công ty Tiên Phong trình ý tưởng trên với UBND TP.HCM và tháng 11.2009 được UBND thành phố chấp thuận chủ trương cho nghiên cứu tiền khả thi. Thời điểm này, sở Giao thông vận tải cũng như văn phòng UBND TP.HCM ủng hộ dự án này (trong khi dư luận lại phản ứng khá mạnh – PV). Sau đó, Tiên Phong hoàn thiện báo cáo khả thi cũng như thiết kế cơ sở và đến tháng 3/2012 được đưa vào nghị quyết HĐND. 

Tổng số tiền bỏ ra để thực hiện các bước tiền khả thi, khả thi và thiết kế cơ sở là 14 tỉ đồng. Nếu dự án được triển khai thì sẽ có tổng mức đầu tư khoảng 1.100 tỉ đồng. 

Phương án mà công ty Tiên Phong đưa ra trong báo cáo kết quả nghiên cứu khả thi là: áp dụng hệ thống điều tiết giao thông ERP theo kiểu Singapore, được thiết kế dựa trên công nghệ giao tiếp sóng ngắn DSRC 5,8GHz cùng các thiết bị nhận dạng và phân loại xe để nhận thanh toán từ ôtô có đầu đọc gắn trên xe (OBU) khi đi qua; đồng thời phát hiện ôtô không gắn OBU hay OBU đã hết tiền trong tài khoản... Cổng thu phí (dự kiến 36 cổng) được thiết kế và dựng tại những nơi ôtô chạy qua với tốc độ trung bình nhắm đảm bảo kiểm soát được tất cả các xe vào trung tâm. Theo đó, ôtô đi vào trung tâm thành phố mà không gắn đầu đọc sẽ có camera chụp lại biển số rồi đưa thông tin về lực lượng cảnh sát giao thông để truy thu và xử phạt sau... 

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều người không đồng ý với dự án này vì tính khả thi cũng như tính hiệu quả của nó. Có người cho rằng lộ trình thực hiện dự án là quá nóng vội và chưa lường hết các yếu tố đặc thù của TP.HCM cũng như các cơ chế phối hợp khác. 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2150 khách Trực tuyến

Quảng cáo