Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tương tác Phản biện Chính quyền đô thị - Những vấn đề cốt lõi

Chính quyền đô thị - Những vấn đề cốt lõi

Viết email In

Phải thừa nhận một sự thật là TP. Hồ Chí Minh luôn là nơi đi đầu, sáng tạo trong công cuộc cải cách hành chính. Đây cũng là nơi nhiều sáng kiến lần đầu được áp dụng tại Việt Nam, rồi từ đó nhân rộng ra toàn quốc.

Thời gian gần đây, dư luận TP.HCM tập trung tới đề án “chính quyền đô thị” mà thành phố đang đề xuất được triển khai thí điểm. Dưới đây nêu ra một số vấn đề cần quan tâm trước khi đi đến quyết định triển khai mô hình này.  


(ảnh: Phạm Xuân Vinh) 

Thứ nhất, các chuyên gia luật đã chỉ ra cơ sở pháp lý của mô hình này còn khá yếu. Đơn giản là đề án này “vướng” với 102 văn bản luật hiện hành, đặc biệt là nó không phù hợp với Hiến pháp hiện hành và dự thảo Hiến pháp 1992 đang sửa đổi. 

Nếu ta coi Hiến pháp là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất, thì mọi vấn đề trong xã hội phải tuân thủ Hiến pháp. Do vậy, vấn đề đặt ra là nếu chúng ta không thay đổi từ cái rộng hơn, cái mang tính khuôn khổ thì việc tạo ra những “thí điểm” ở quy mô nhỏ hơn sẽ tạo ra những “xung đột lợi ích” và những “vướng mắc” có thể dự báo trong tương lai.

Thứ hai, với người dân, việc thay đổi sẽ làm xáo trộn trong cuộc sống thường ngày và trong các giao dịch với chính quyền. Khi cán bộ công quyền còn chưa rõ về mô hình thì việc người dân gặp khó khăn là điều có thể nhìn thấy trước.

Nếu người dân thấy được cái hay, cái lợi của mô hình mà chấp nhận, thì việc triển khai sẽ tránh được căn bệnh “chủ quan, duy ý chí” mà chúng ta đã từng gặp phải.

Cần phải có một cuộc trưng cầu dân ý trên quy mô toàn thành phố để cho nhân dân TP.HCM phúc quyết vấn đề này, từ đó tạo sự đồng thuận ngay từ trong mô hình cho tới khi triển khai.

Thứ ba, về chi phí triển khai. Chỉ khi có chi phí ta mới có thể thực hiện bài toán phân tích “chí phí-hiệu quả” của mô hình này. Bởi lẽ nếu không phân tích trước khi triển khai, rất dễ chúng ta bị “ảo tưởng” về khả năng mang lại hiệu quả của mô hình khi không phân tích được hết những yếu tố tiềm tàng từ góc độ chi phí.

Vấn đề về tính giải trình và chịu trách nhiệm cũng cần phải làm rõ trong việc xây dựng mô hình, để từ đó gắn trách nhiệm của từng cá nhân, từng tập thể vào sự thành bại của mô hình. 

Xét cho cùng thì đổi mới có thành công hay thất bại thì người dân vẫn là những người chịu tác động mạnh nhất. Trong mô hình chính quyền đô thị mới này, cần phải chỉ rõ việc trước đây tách ra theo chủ trương 1997 của thành phố, giờ sáp nhập lại theo mô hình mới này thì được hiệu quả gì. 

Thông qua một số phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy rằng dự thảo mô hình chính quyền đô thị ở TP.HCM còn một số vấn đề cốt lõi cần phải giải đáp và hoàn thiện trước khi đi vào triển khai. 

Đó là những vấn đề cốt lõi đảm bảo sự thành công hay thất bại của mô hình mới này. Nếu các vấn đề cốt tử này không được xem xét một cách cẩn trọng thì e rằng việc triển khai xây dựng mô hình chính quyền điện tử sẽ gặp khó khăn và nhiều vướng mắc. 

Quan trọng nhất là thời điểm chín muồi, chứ không thể nôn nóng mà triển khai khi mô hình còn nhiều điều chưa sáng tỏ. 

Ths. Fulbright Trần Ngọc Thịnh 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo