Villa Tân Định / MIA Design Studio

  • Vị trí: Quận 3, TPHCM
  • Thiết kế: MIA Design Studio
  • Chủ trì thiết kế: Nguyễn Hoàng Mạnh
  • Thiết kế ý tưởng kiến trúc: Trương Nguyễn Quốc Trung, Phạm Thị Phương Nhung
  • Thiết kế nội thất: Bùi Thị Hồng Phương
  • Thiết kế kỹ thuật: Bùi Hoàng Bảo, Nguyễn Ngọc Thiên Phương, Nguyễn Thị Hảo
  • Chủ đầu tư: Tư nhân
  • Tổng thầu: Thành Phát
  • Nhà thầu M&E: Khải Minh
  • Nhà cung cấp chiếu sáng: Unios
  • Nhà cung cấp thiết bị vệ sinh: Bravat
  • Diện tích đất: 283,72 m2
  • Diện tích xây dựng: 192,88 m2
  • Tổng diện tích sàn: 538,29 m2
  • Hoàn thành: 2020
  • Ảnh: Oki Hiroyuki

Căn nhà tọa lạc trong khu hẻm nhỏ và chật ở khu phố trung tâm cũ của Sài Gòn, nơi mà đường xá vỉa hè phải nhường chỗ một phần cho những sinh hoạt ngoài trời và được xem như là không gian mở còn lại duy nhất của đô thị cho mục đích giao tiếp, tương tác với cộng đồng hàng xóm. Bối cảnh căn nhà lối vào hướng tây, hai bên và phía sau các nhà hàng xóm gần như đã lấp kín những khoảng trống mà họ có để tối ưu hóa không gian sử dụng bên trong. Kiến trúc sư đã nghiên cứu về bối cảnh này và tự đặt ra câu hỏi cho mình: Làm sao có một không gian sống tốt trong sự tương tác cho nội tại căn nhà và góp phần thêm được một khoảng “trống” nhỏ cho hàng xóm và đô thị tại nơi đó?

Trái ngược với bối cảnh không gian xung quanh của một độ thị ‘nén’ ở trung tâm, các căn nhà hàng xóm ba mặt hầu như đã xây hết mật độ sát với tường rào của lô đất. Nhờ nhu cầu khá khiêm tốn của chủ nhà chỉ cần có ba phòng ngủ và không gian khách bếp ăn, thiết kế đã tạo ra một ‘hộp’công viên riêng cho chủ nhà và tạo thêm khoảng trống xung quanh cho hàng xóm trong hẻm. Từ đó thiết kế với suy nghĩ đơn giản tạo ra ba cây ‘cầu’ ở độ cao khác nhau làm không gian sống, nhìn hướng nội vào trong ‘công viên’ theo một phương. Do vậy hầu hết các chức năng của căn nhà đều có hai mặt thoáng, các không gian được liên kết mạnh với nhau qua các những lớp ánh sáng êm dịu từ trước ra sau nhà.

Trong một bối cảnh cụ thể, ở đây là một đô thị trung tâm, việc tạo ra những khoảng trống không chỉ giúp cho chất lượng sống tốt hơn cho con người ngay tại ngôi nhà đó mà là một sự tương tác tích cực đối với cộng đồng xung quanh.

Share Button