Công viên đất nung Thanh Hà / Nhaviet NETCOM

AshuiAwards2016-B

1a

Mỗi một dòng sông đều mang trong mình một ý nghĩa riêng. Dòng nước trên sông thay đổi không ngừng, dòng nước này chảy qua, dòng nước khác lại đến. Dòng sông là một bộ sưu tập của những khoảnh khắc, tạo cho chúng ta một cảm giác liên tục. Hôm nay là quá khứ, và cũng là tương lai- Đức Phật đã từng nói như vậy. Và công viên đất nung Thanh Hà là một thiết kế lấy ý tưởng từ dòng sông ấy, dòng sông của quá khứ, hiện tại và tương lai.

Về làng gốm Thanh hà, ta được nhìn ngắm vũ điệu gốm trên những hủ niêu, bức tường, lồng đèn…, nghe hồn gốm chuyện trò  xa xưa trên những mái đình lem luốt thời gian, những nếp nhà liêu xiêu rêu ngủ loáng thoáng bóng ông cha về…Nếu muốn , ta có thể ngồi xuống chuốt gốm và tìm hồn của đất.

9.5

Làng gốm Thanh Hà, cách đô thị cổ Hội an 3km về hướng tây, vốn rất nổi tiếng với các sản phẩm gốm, cũng như gạch và ngói. Đặc biệt nhất phải nói đến kĩ thuật làm ngói âm dương mà ngày nay chúng ta có thể thấy trên những mái nhà trong phố cổ Hội An. Các công trình bằng chất liệu đất nung thật sự rất đẹp. Đó là lí do tại sao nhiều du khách muốn đến thăm quan các ngôi đền Chăm ở thánh địa Mỹ Sơn. Những viên gạch đỏ, tiêu biểu cho đất sét ở đây, cũng được sử dụng trong xây dựng bảo tàng- công viên. Người thiết kế, sáng lập công viên , vốn được sinh ra và lớn lên từ Thanh Hà, nên chịu ảnh hưởng bởi truyền thống lâu đời và bề dày lịch sử của làng nghề.

DSC_0848

D43A0782 copy

Một điều khá thú vị là, ở Việt Nam, “Nhà” có nghĩa là ngôi nhà, nhưng ở miền Bắc, “nhà tôi” không chỉ là ngôi nhà của tôi, mà còn mang ý nghĩa vợ/chồng tôi. Trong một xã hội theo định hướng gia đình, ngôi nhà không chỉ là nơi sinh sống, mà còn có một vị trí quan trọng đối với các thành viên, và là nơi dành cho các thế hệ kế tiếp. Cũng giống như dòng sông, ngôi nhà hiện tại là hiện thân của quá khứ và cả tương lai.

Người Việt Nam thờ cúng tổ tiên của mình, đặc biệt là những người làm nên những điều vĩ đại. Chúng ta có thể thấy rất nhiều tác phẩm điêu khắc về tổ tiên, ông bà trong các ngôi đền, chùa, hay các ngôi nhà mang tính chất cộng đồng.  Tương tự, ở một số bảo tàng, cũng có thể thấy điều tương tự.Nhưng công viên đất nung Thanh Hà không tôn vinh một cá nhân đặc biệt nào, mà thể hiện sự tôn kính với cả làng gốm Thanh Hà.Theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, ngôi làng được bao bọc bởi bốn bề sông nước. Đó cũng chính là lý do những người lập làng gốm mấy trăm năm trước quyết định chọn Thanh Hà làm nhà của họ. Con sông là phương tiện vận chuyển tuyệt vời đối với gạch, ngói.

Cũng giống như ngôi làng được bao bọc bởi sông nước, Công viên được đặt ở giữa, bao bọc bởi làng. Các không gian chính cửa tòa nhà được nâng cao để tránh mùa lụt rất cao tại đây. Cách trang trí tại Công viên cũng tương tự như ở nhà các thợ gốm: các lò nung, bàn xoay gốm, xưởng sản xuất, nơi trưng bày sản phẩm… Các khu vực còn lại dành cho mục đích trải nghiệm.

Công viên được xây dựng theo mô hình lấy bàn chuốt gốm làm trung tâm- thứ vật bảo của làng gốm Thanh Hà, sử dụng kĩ thuật bằng tay, cùng với việc dùng nước – một thành tố của đất nung để tạo nên không gian kết nối công trình.

D43A0823 copy

5.2

Hai tòa nhà chính trong cách xây dựng không chỉ lấy nguồn gốc từ văn hóa Chăm hay Sa Huỳnh, mà còn lấy cảm hứng từ hai loại lò nung của làng là lò úp và lò ngửa- hai khái niệm âm dương của văn hóa phương đông. Khối nhà như lò ngửa tạo không gian mở , kết nối giao lưu, giới thiệu các làng nghề gốm truyền thống Việt nam, là nơi trưng bày các tác phẩm đương đại . Khối nhà như lò úp, như khái niệm lưu giữ, bảo tồn, nơi đây giới thiệu, bảo tồn về lịch sử làng nghề 500 năm, và trưng bày các sản phẩm của làng nghề.

DSC_0883

DSC_0900

Phía trên khu trưng bày, chúng ta có thể nhìn thấy sản phẩm của các làng gốm truyền thống khác ở  Việt Nam. Và tầng trên cùng dành riêng cho các cuộc khai quật, tiết lộ cho chúng ta văn hóa Chăm được xây dựng như thế nào, người Sa Huỳnh đã sống như thế nào trong quá khứ tại khu vực dọc các cồn cát Thanh Hà.

Khi đi dọc theo cầu thang từ khu trưng bày sang khu trưng bày về làng gốm Thanh Hà, bạn không thể bỏ lỡ những cánh cửa với hình dạng giống như cửa lò nung. Chúng được thiết kế khá cởi mở và cao, nên khi du khách ngồi thư giản tại đây, sẽ đón gió rất mát từ dòng sông Thu bồn. Các tầng trên cùng được xây dựng đúng như  tên của nó. Một cái nhìn tổng quan về lịch sử và thông tin về làng Thanh Hà, tại sao nơi đây nổi tiếng với đồ gốm trong quá khứ và hiện tại.Bây giờ cuộc sống không dễ dàng cho các nghệ nhân trong làng, sự cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp là rất lớn.Tuy nhiên số lượng những người yêu sản phẩm thủ công đang gia tăng.Và bảo tàng, giống như một người anh lớn của ngôi làng, sẽ giúp cho tương lai của làng phát triển tốt hơn.

DSC_8460

DSC_0871

DSC_0894_1

Dòng sông, với lịch sử 500 năm –  nơi đã mang những nghệ nhân từ miền bắc đến  lập làng, cũng là dòng sông giúp người dân Thanh Hà vận chuyển gốm đến mọi miền đất nước. Cũng chính dòng sông ấy, mang lại cho nơi đây lượng lớn du khách từ khắp nơi trên thế giới.Những du khách đó, họ đến và mua sản phẩm đất nung Thanh Hà, mang về nhà. Một lần nữa, hôm nay, tại Công viên đất nung, lịch sử lại tiếp diễn như vậy.

GOM THANH HA 051216

GOM THANH HA 051216

GOM THANH HA 051216

GOM THANH HA 051216

GOM THANH HA 051216

GOM THANH HA 051216

V3

v2s

Thông tin công trình:

  • Địa điểm : Làng gốm Thanh hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
  • Thiết kế : Tư vấn thiết kế Nhaviet NETCOM
  • Kiến trúc sư chủ trì : Nguyễn Văn Nguyên
  • Nhóm thực hiện : Nguyễn văn Thiện, Nguyễn Minh Hùng, Nguyễn Sinh Long
  • Diện tích : 7000 m2
  • Năm hoàn thành: 2015

 

Share Button