Hương An Viên / VTN Architects

HuongAnVien01
HuongAnVien01
HuongAnVien02
HuongAnVien02
HuongAnVien03
HuongAnVien03
HuongAnVien04
HuongAnVien04
HuongAnVien05
HuongAnVien05
HuongAnVien06
HuongAnVien06
HuongAnVien08
HuongAnVien08
HuongAnVien09
HuongAnVien09
HuongAnVien10
HuongAnVien10
HuongAnVien16
HuongAnVien16
HuongAnVien14
HuongAnVien14
HuongAnVien15
HuongAnVien15
HuongAnVien11
HuongAnVien11
HuongAnVien12
HuongAnVien12
HuongAnVien17
HuongAnVien17
HuongAnVien13
HuongAnVien13
MBTT
MBTT
02_HAV_Ground Floor
02_HAV_Ground Floor
mc 2
mc 2
mc 2
mc 2
mc 2
mc 2
mc 2
mc 2
Previous
Next

  • Địa điểm: Huế
  • Thiết kế: VTN Architects (Vo Trong Nghia Architects)
  • Kiến trúc sư chủ trì: Võ Trọng Nghĩa, Nguyễn Tất Đạt
  • Nhóm thiết kế: Lê Hoàng Tuyết Ngọc
  • Thi công: VTN Architects
  • Diện tích xây dựng: 588 m2
  • Tổng diện tích sàn (GFA): 500 m2
  • Hoàn thành: 09/2020
  • Nhiếp ảnh: Hiroyuki Oki

Bao quanh bởi quang cảnh thiên nhiên tại khuôn viên nghĩa trang Hương An Viên cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10 km về hướng Tây Nam, công trình nhà đón Hương An Viên là một kết cấu thuần tre. Nhắc đến nghĩa trang hay cái chết, người Việt Nam thường liên tưởng đến sự mất mát, đau buồn và vô hình tạo ra cho không gian này một cảm giác nặng nề, u uất. Chính vì vậy, chủ đầu tư và kiến trúc sư mong muốn đưa ra một hình thức kiến trúc để nơi đây trở thành một không gian nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

Tọa lạc trên bốn mặt hồ tự nhiên và có núi bao bọc, công viên còn được trồng thêm rất nhiều cây xanh, tạo nên một quần thể đa dạng phong phú, giúp người đến có thể thưởng thức cảnh đẹp tự nhiên cùng cây cối, hoa cỏ và thoát khỏi sự tịch mịch vốn có.

Không những vậy, những mặt cong của mái tre được lấy cảm hứng từ sự mềm mại, dịu dàng khi nghĩ về xứ Huế, sông Hương thơ mộng, hình thức này tạo nên điểm nhấn cho khuôn viên và khơi gợi một cảm giác thư thái, êm đềm. Mái tre được thiết kế uốn cong và chạy xuống rất thấp vừa mang tính kỹ thuật để che nắng mưa cho phần cấu trúc tre, vừa tạo không gian thoáng mát, thân thiện và tỷ lệ hài hòa với con người.

Công trình chính và phụ – nhà vệ sinh đều tận dụng tối đa điều kiện môi trường trong lành xung quanh, vật liệu sử dụng cho công trình là vật liệu thiên nhiên như tre, mái vọt và các sản phẩm thông dụng giá rẻ ở địa phương như gạch block thông gió, tạo sự thông thoáng nhưng vẫn kín đáo mà không cần sử dụng điều hòa hay năng lượng cho việc chiếu sáng ban ngày.

Mỗi công trình đều được sản xuất duy nhất một mô-đun điển hình, kết cấu đơn giản,lắp ráp nhanh và chi phí thấp vì giảm tiêu thụ năng lượng trong quá trình xây dựng cũng như vận hành.

Share Button