Lá Sài Gòn / Chodai – Takashi Niwa Architects, Chodai Kiso Jiban Vietnam

Địa điểm: TP Hồ Chí Minh
Hạng mục: Cầu đi bộ và cảnh quan
Đơn vị thiết kế: Chodai – Takashi Niwa Architects, Chodai Kiso Jiban Vietnam
Thiết kế kiến trúc và cảnh quan: Takashi Niwa Architects (Takashi Niwa, Kyohei Takahashi, Lê Văn Bách, Charlotte Ly Van Luong)
Hợp tác thiết kế kiến trúc: Akash Ganguly, Abhinav Goel, Dương Hiệp Thương, Saheel Birewar, Rhiddhit Paul, Jules Barbet
Thiết kế kết cấu: Hiroshi Kudo (Chodai Japan)
Quản lý thiết kế: Hồ Thái Hùng (Chodai Kiso Jiban Vietnam)
Thiết kế chiếu sáng: Hisaki Kato (Hisaki Kato Lighting & Design Inc)
Diện tích khu vực: khoảng 92.500 m2
GFA: khoảng 11.000 m2
Kết cấu: vòm thép
Độ lớn tối đa nhịp cầu: 188m
Chiều cao tối đa: 28,5m (từ mặt sông)
Độ lớn tối đa dầm cầu: 11m
Độ lớn tối đa mái: 36,2m

“Lá Sài Gòn” là cầu đi bộ được quy hoạch trên sông Sài Gòn nhằm kết nối trung tâm thành phố hiện tại và khu vực phát triển mới của TPHCM. Thiết kế được lựa chọn giải Nhất trong cuộc thi tuyển tìm ra thiết kế mới làm biểu tượng cho TP.HCM, thành phố đang phát triển và mới nổi nhất Đông Nam Á.

Cây cầu được thiết kế để trở thành biểu tượng riêng cho thành phố xanh, thân thiện với môi trường.

Hình dáng chiếc lá mang tính biểu tượng được lấy cảm hứng từ “lá dừa nước trên sông” vốn là khung cảnh đặc trưng của TP.HCM. Lá dừa nước tượng trưng cho cuộc sống phong phú với thiên nhiên vì tạo ra những thứ thiết yếu như vật liệu xây dựng, thực phẩm, rượu…
Cây cầu sẽ mang đến biểu tượng mới cho thành phố khi nhìn từ trên cao, một “thành phố với thiên nhiên”, phong cách sống mới của TP. HCM.

Ban đêm, cây cầu trở thành không gian trải nghiệm ánh sáng để du khách đi dạo. Hơn nữa, cây cầu sẽ trở thành thành phố dẫn đầu về cảnh quan ánh sáng đô thị.
Với ý tưởng về môi trường bền vững qua cách mô phỏng hình dạng và cấu trúc trong tự nhiên, cây cầu sẽ không chỉ là một cây cầu chức năng mà còn là không gian qua đó mọi người có thể hình dung và học hỏi về cách sử dụng tài nguyên của thành phố.

Hồi sinh cảnh quan nước thông qua việc tìm hiểu hệ thống tự nhiên.

Chúng ta dường như đang quên đi giá trị quý giá của nước trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là ở các thành phố bận rộn như Sài Gòn. Mặc dù chúng ta nhìn thấy dòng sông mỗi ngày, nhưng dòng sông chảy khá yên bình, chúng ta dường như không nhận ra sự hiện hữu của dòng sông tại đây. Khung cảnh thác nước được thiết kế với hệ thống tái sử dụng nước mưa sẽ giúp chúng ta cùng hòa mình với dòng nước khi nghe tiếng nước chảy hay khi ngắm nhìn dòng nước.
Mọi người sẽ rất thích thú với khung cảnh thiên nhiên thú vị này và sẽ đến đây thường xuyên cũng như sẽ hiểu rõ hơn về ý tưởng bền vững sinh thái cũng như tối đa hóa tác động tích cực đến môi trường một cách tự nhiên. Trên cầu, người dân sẽ được tận hưởng vi khí hậu dễ chịu nhờ sương mù nhân tạo và mái che lớn che nắng trực tiếp gay gắt và mưa lớn của Sài Gòn bằng màng ETFE. Đây chính xác là ý tưởng từ hệ thống tuần hoàn trong tự nhiên.

Phương pháp xây dựng hiệu quả nhất mang lại khoảnh khắc khó quên cho người dân.

Cấu trúc vòm 190m được thiết kế để giữ khoảng cách an toàn theo quy định 120m cho tàu bè tránh va chạm, đồng thời cấu trúc này thể hiện rõ nhất ý tưởng hình dạng chiếc lá và giúp cho cấu trúc cầu ổn định, sử dụng thuận tiện hơn. Phương pháp thi công đối với thiết kế cầu 3 vòm thép là áp dụng việc chế tạo sẵn các bộ phận nên hầu như tất cả các bộ phận sẽ được lắp ráp trên đất của bến tàu bên cạnh công trường. Điều này sẽ giảm thiểu tác động tiêu cực về giao thông đường sông hiện tại, chi phí, thời gian xây dựng. Sau đó toàn bộ cấu trúc vòm sẽ được chuyển từ bến tàu đến địa điểm thi công.

Sự kiện khởi công cây cầu sẽ được tổ chức với sự tham gia của các bên liên quan, của người dân, khách du lịch. Đó sẽ là một khung cảnh khó quên, và những người tham dự sự kiện này sẽ rất thích thú, yêu mến và tạo nên kỷ niệm với cây cầu ngay cả trước khi sử dụng, và cảm giác này sẽ tồn tại mãi mãi trong trái tim mọi người.

Share Button