Sahi W&D Hostel / SILAA Architects

SAHI_photos_04
SAHI_photos_04
SAHI_photos_07
SAHI_photos_07
SAHI_photos_13
SAHI_photos_13
SAHI_photos_30
SAHI_photos_30
SAHI_photos_27
SAHI_photos_27
SAHI_photos_32
SAHI_photos_32
SAHI_photos_20
SAHI_photos_20
SAHI_photos_22
SAHI_photos_22
SAHI_photos_34
SAHI_photos_34
SAHI_photos_41
SAHI_photos_41
_Fi
_Fi
SAHI_photos_42
SAHI_photos_42
1.SITE
1.SITE
2.G_FL
2.G_FL
3.1ST_FL
3.1ST_FL
4.FRONT
4.FRONT
5.SIDE
5.SIDE
6.SECTION
6.SECTION
Sahi_W_D_Sketch_0
Sahi_W_D_Sketch_0
Sahi_W_D_Sketch_1
Sahi_W_D_Sketch_1
Previous
Next

 

  • Vị trí: Thành phố Huế
  • Thiết kế: SILAA Architects
  • KTS trưởng: Nguyễn Hữu Sơn Dương
  • Nhóm thiết kế: Ngô Văn Quyền, Nguyễn Vũ Hoàng, Nguyễn Văn Quang, Lê Xuân Đạt, Lê Đức Hoàng Trí, Lê Đình Hùng, Nguyễn Văn Dét
  • Cảnh quan: Nguyễn Hữu Hiệu
  • Diện tích xây dựng: 75m2
  • Năm hoàn thiện: 2019
  • Ảnh: Hoàng Lê

 

Công trình là một căn gác gỗ nhỏ xây dựng theo kiểu không gian dorm dành cho khách du lịch. Nằm ở góc vườn, căn gác gỗ này được thiết kế hướng đến sự kết nối giữa con người với không gian sống xung quanh cũng như sự kết nối giữa con người và con người với nhau.

Không gian hướng đến sự kết nối là mục tiêu chính của các KTS.

Để thực hiện ý tưởng về “sự kết nối’’,các KTS của SILAA Architects đã xếp đặt đan xen các không gian chức năng riêng biệt và cùng lúc tạo ra các khoảng trống giữa các không gian ấy. Kiểu không gian xen kẽ này làm gia tăng tính tương tác, làm rõ nét tính chất của dự án là một không gian lưu trú kiểu tập thể.

Sự xếp đặt đan xen các không gian riêng biệt bao gồm không gian ngủ, phòng vệ sinh, không gian bếp trên 2 tầng gác giúp tạo ra các không gian mở như không gian chung, các terrace và các khoảng không gian thông tầng.

Thông qua các khoảng không gian mở này, khách có thể cảm thấy sự kết nối với khung cảnh, không khí sân vườn xung quanh. Ngoài ra cũng sẽ được trải nghiệm sự đa dạng của các thể loại không gian của căn gác, được bao che bởi một mái nhà lớn có cửa sổ trời.

Để tăng thêm tính kết nối với tự nhiên cũng như để đơn giản việc xây dựng, tối ưu chi phí xây lắp, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình xây dựng, các KTS của SILAA Architects đã ưu tiên nghiên cứu và sử dụng các loại vật liệu có thể tái chế, tái tạo, vật liệu địa phương.

Hệ khung chính và nội thất của dự án sử dụng gỗ tái chế. Loại vật liệu này có giá thành thấp, độ ổn định cao, dễ thi công do tiết diện đã được định hình sẵn và đặc biệt có chất cảm rất tốt.

Hệ khung chính và nội thất sử dung vật liệu chính là gỗ tái chế.

Mái nhà lợp tranh dày, phảng phất mùi đồng nội trong những đêm gió vườn thổi nhẹ qua gác. Đá tự nhiên được khai thác gần công trình được sử dụng cho các bờ đá, sân trước của dự án mới này của SILAA Architects.

Hai không gian phòng ngủ được bao che bởi chất liệu polycarbonate. Tính chất trong mờ của loại vật liệu này giúp xóa nhòa ranh giới giữa không gian trong nhà và khu vườn bao quanh,mang ánh sáng tự nhiên và sắc màu của thiên nhiên xung quanh vào trong nội thất đồng thời đảm bảo tính riêng tư nhất định cho các không gian riêng biệt đó.

Share Button