SEDUYEN Bridge / HML-architecture

SEDUYEN Bridge 1
SEDUYEN Bridge 1
SEDUYEN Bridge 2
SEDUYEN Bridge 2
SEDUYEN Bridge 3
SEDUYEN Bridge 3
SEDUYEN Bridge 4
SEDUYEN Bridge 4
SEDUYEN Bridge 5
SEDUYEN Bridge 5
SEDUYEN Bridge 6
SEDUYEN Bridge 6
SEDUYEN Bridge 7
SEDUYEN Bridge 7
SEDUYEN Bridge 8
SEDUYEN Bridge 8
SEDUYEN Bridge 9
SEDUYEN Bridge 9
SEDUYEN Bridge 10
SEDUYEN Bridge 10
SEDUYEN Bridge 11
SEDUYEN Bridge 11
SEDUYEN Bridge 12
SEDUYEN Bridge 12
SEDUYEN Bridge 13
SEDUYEN Bridge 13
Previous
Next

  • Địa điểm: Ấp Hồ Tràm, xã Phước Thuận, Huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Thiết kế: HML-architecture
  • Tham gia thiết kế: Kts. Trần Hữu Huy Tùng, Kts. Nguyễn Thị Thùy Dung, Kts. Nguyễn Thành Hưng, Nguyễn Hưng Long, Bùi Hoài Phương
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư Biển Sáng (thuộc Tanzanite International)

Ý TƯỞNG THIẾT KẾ cầu ngắm biển Hồ Tràm cần đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư đưa ra đó là:
• Mang tính biểu tượng đặc trưng, độc tôn của khu vực, của địa phương;
• Thiết kế mang tính sáng tạo, độc đáo;
• Tạo điểm nhấn ấn tượng, gây ấn tượng khó quên cho mọi người khi đến đây;
• Có giá trị thẩm mỹ;
• Tạo một lối đi bộ trên cầu đầy trãi nghiệm và khám phá mới;
• Có bố cục, kiến trúc, giải pháp xây dựng hợp lý;
• Đảm bảo tính khả thi, hữu dụng, bền vững;
• Có thể tổ chức các sự kiện quảng báo du lịch…;
• Phù hợp tổng thể qui hoạch chung của khu vực;
• Không phá vở cảnh quan, ảnh hưởng nguy hại đến môi trường;
• Phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định hiện hành, để triển khai đầu tư xây dựng đầu tư.

Đáp ứng các yêu cầu trên, chúng tôi hướng tới 3 mục tiêu chính như sau:

Tính biểu tượng: Công trình là một điểm nhấn không chỉ cho Melia Hồ Tràm mà còn cả khu vực Hồ Tràm và Vũng Tàu. Công trình sẽ mang thông điệp truyền tải mạnh mẽ về tình yêu, tình người, là nơi lưu giữ những kỷ niệm của du khách và người dân nơi đây.

Kiến trúc mang tính thời đại, kết nối truyền thống và tương lai: Sử dụng công nghệ xây dựng tiên tiến với cấu trúc độc đáo kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo và cảm xúc của mọi người.

Hài hòa với bối cảnh, mang tính trải nghiệm và kết nối cao: Công trình giúp tăng tính tương tác của con người với thiên nhiên, con người với con người thông qua các trải nghiệm độc đáo.

GIẢI PHÁP

Tinh thần truyền tải: Thiết kế lấy cảm hứng từ cây cầu Ô thước trong cổ tích Ngưu Lang – Chức Nữ. Điểm giao trên cầu chính là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các cặp phạm trù đối lập, của Đông -Tây, Âm – Dương, nơi hòa hợp đất trời, con người, lưu giữ những kỷ niệm vui, buồn với đời sống người dân và du khách.

Bố cục không gian: Cây cầu là 1 tuyến dài 237,5m trên cầu và 45m trên bờ, với tổng chiều dài trải nghiệm 290m. Điểm bắt đầu của cây cầu từ mặt bãi cát với độ dốc 10% ( đến độ cao 4,5m), điểm kết thúc của cây cầu với độ dốc thoải sẽ chìm vào trong mặt nước. Giao điểm của 2 trục tại 2/3 chiều dài cầu( tính từ bờ ra biển) là 1vòng xoáy với bán kính 30m, chênh cốt 8m giữa nhịp trên cao và nhịp dưới thấp, đủ để trải nghiệm khoảnh khắc Bình Minh và Hoàng Hôn tương tác với cây cầu, con người.+ Diện tích sử dụng bề mặt cầu: 4860m2

Bố cục công năng: Cầu rộng 10m bằng bê tông dự ứng lực. Cấu trúc của cầu gồm 2 trụ bê tông lớn ( điểm đầu và cuối của cầu) đưa conson giao với nhau, được mô phỏng theo dạng kết cấu lò xo. Hai bên thành lan can bằng thép không rỉ có bố trí đèn led với ánh sáng gián tiếp chạy theo chiều dài cầu chiếu sáng cho lối đi của người trải nghiệm 1 cách huyền ảo, ko bị chói mắt. Mặt dưới cầu có bố trí 1 dải sáng led chiếu sáng 1 bên. Điểm chênh cốt của mặt cầu tạo ra bóng đổ di động theo mặt cầu thành điểm nghỉ chân. Điểm cuối của cầu chìm vào mặt nước có thể sử dụng thành 1 bến tàu cho du khách.

Share Button