Địa điểm: Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
Nhóm tác giả: Nguyễn Hồng Quang, Nhâm Chí Kiên, Lê Quang Thạch, Weplay
Chủ đầu tư: Weplay
Năm thiết kế: 2020
Năm hoàn thành xây dựng: 2021
Diện tích khu đất/ diện tích xây dựng: 800m2
Thuyết minh của KTS:
Hà Nội đang tham gia và mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, trong khi đó lại đang rất thiếu những không gian công cộng sáng tạo.
Thời kỳ phát triển công nghiệp Hà Nội sau 1975 có nhiều nhà máy sản xuất trong thành phố, những năm gần đây nhiều nhà máy này không còn hoạt động và phải di dời ra ngoài thành phố. Do giá trị đất trong thành phố rất cao nên các quỹ đất này được chuyển đổi chức năng thành các khu đô thị và dịch vụ thương mại. Chúng ta cần nhìn những công trình công nghiệp đó ở khía cạnh di sản công nghiệp chứ không đơn thuần là một quỹ đất trong thành phố.
Chúng tôi mong muốn lan rộng và truyền đi những thông điệp trong xã hội, về việc khai thác và tận dụng các không gian bị bỏ quên. Để thành những nơi có nhiều trải nghiệm cho giới nghệ thuật cũng như cộng đồng.
Triển lãm LỘ Wexhibition là nhóm kiến trúc sư Weplay cùng một nhóm các nghệ sỹ trẻ có những hướng đi tiên phong và có tầm ảnh hưởng ở Việt Nam.
Triển lãm cũng muốn tìm được một vị trí, một cấu trúc không gian trong một khu nhà xưởng cũ, cũng một phần để nói lên sự mong muốn của các nghệ sỹ và kiến trúc sư trẻ cần gìn giữ những di sản công nghiệp và biến đổi nó thành không gian nghệ thuật công cộng.
Vị trí mà nhóm nghệ sỹ và kiến trúc sư trẻ lựa chọn là một không gian, được tổ hợp bởi các khối nhà kết cấu thép đan xem với những khoảng trống và những khoảng sân trời.
Pavilion LỘ được đặt tại vị trí chính giữa trong khoảng không gian trống.
Ý tưởng tổ chức không gian cho LỘ Wexhibition, chúng tôi muốn có một biểu tượng (Pavilion) của triển lãm mà ở mọi không gian đều có thể cảm nhận được.
Cấu trúc không gian triển làm được chia thành 2 phần. Phần bên trong nhà là không gian trưng bày các tác phẩm kiến trúc và các tác phẩm sắp đặt của các nghệ sỹ (LỘ). Bên ngoài là biểu tượng của triển lãm (LỐC) (Pavillion).
Không gian triển làm bên trong được thiết kế như những con đường, biểu tượng cho con đường đi của các thành viên tham gia triển lãm. Trên con đường đó có những điểm có sự giao thoa giữa các ngành nghề nghệ thuật. Các tác phẩm trưng bày chúng tôi không để ngay trên con đường đó, mà chúng tôi trân trọng tạo cho. Mỗi kiến trúc sư, mỗi nghệ sỹ một không gian riêng. Người xem triển lãm xem tác phẩm qua những ô cửa nhỏ, mỗi tác phẩn ngoài việc có thể xem ở các chiều 3D thì có những góc nhìn được giới hạn bởi các khung hình. Ở triển làm lần này của nhóm Weplay chúng tôi không muốn show quá nhiều những thông tin về tác phẩm, mà chúng tôi muốn tăng cảm xúc của người xem trong không gian đó, để truyền đi những thông điệp mang tính cộng đồng.
Có tác phẩm ở những góc khuất mà nhiều khi người xem bị bỏ qua, cũng giống như trong cuộc sống nếu chúng ta quá vội thì cũng nhiều khi bỏ qua một thứ gì đấy.
Không gian bên trong được tính toán hoàn toàn là bóng tối và những tấm mành được nhuộm đen, khi người xem đi vào sẽ được dẫn dắt bới ánh sáng. Cuối con đường người xem sẽ ra LỐC là Pavilion như một cái ống hướng mắt người xem lên ánh sáng tự nhiên của bầu trời.
Về vật liệu chúng tôi mong muốn đưa những vật liệu mang tính truyền thống của những làng nghề vùng ven Hà Nội. Sau khi nghiên cứu rất nhiều loại vật liệu chúng tôi lựa chọn tấm phên tre của làng nghề mây tre đa Chương Mỹ. Cấu trúc không gian triển lãm từ trong ra ngoài Pavilion chúng tôi dùng thép để lộ cấu tạo, cũng những tấm phên tre.
Thép và phên tre là những vận liệu đã được chúng tôi tái sử dụng sau khi triển lãm kết thúc.