Thiết kế: XMArchitect, VietCG
Nhóm thiết kế: Nguyễn Xuân Mẫn, Lê Anh Tuấn, Trịnh Tiến Vinh, Trịnh Quốc Bảo, Ngô Đăng Minh, Nguyễn Bảo Hân, Nguyễn Phương Nam, Đỗ Minh Tú
Nhà sản xuất: Metacity, Icetea Labs
Ảnh, Video: XMArchitect, VietCG
Thế Giới Trong Tương Lai,
Băng tảng tan chảy vì nhiệt đất trời,
Đại dương vô tận nuốt trọn lục địa.
Không còn bước chân trên mảnh đất xưa,
Nhân loại giờ đây bay vút trên trời.
Vật liệu siêu việt giúp lơ lửng trên cao,
Thành phố Mobius bay trên mặt biển.
Là kỳ quan của trí tuệ con người,
Nơi năng lượng xanh và ước mơ tỏa sáng.
Metacity hướng tới việc trở thành Metavese hàng đầu, tạo ra một hệ sinh thái Citiverse dựa trên nguyên tắc “Xây dựng để Kiếm” (Build to Earn), được hỗ trợ bởi House3D và Icetea Labs, và được thiết kế bởi XMArchitect & VietCG Studio. Metacity là một vũ trụ ảo dưới dạng thành phố 3D và được phát triển như một nền tảng sáng tạo cộng đồng, cho phép mọi người biểu đạt cá tính và sự độc đáo của mình bằng cách dễ dàng tạo ra không gian sống mơ ước. Người dùng có thể tận hưởng thời gian rảnh rỗi của mình với các trò chơi tích hợp “Xây dựng để Kiếm” (Build2Earn) và “Thiết kế để Kiếm” (Design2Earn), cũng như nhiều trò chơi của bên thứ ba trong Citiverse và đắm chìm trong những trải nghiệm 3D/VR đặc sắc cùng bạn bè.
Sẽ có 5 thành phố lớn trong Metavese của Metacity, và Thành phố Scalarized sẽ là thành phố đầu tiên. Được treo lơ lửng ở độ cao 2,5km so với mực nước biển, thành phố này có hình dạng Mobius Strip và chúng ta gọi nó là Thành phố Scalarized trong Metacity. Để xây dựng trong thành phố này, người chơi có thể áp dụng hệ thống Scalar – một lớp vật liệu có trọng lực để kích hoạt toàn bộ cấu trúc được xây dựng trên đó. Thành phố này có ba trung tâm chính tạo ra một sự cân bằng hoạt động: Biểu tượng Nhân tạo đại diện cho Con Người, Năng lượng Xanh đại diện cho Công nghệ, và Môi trường Xanh đại diện cho Thiên nhiên. Với bề mặt phủ lớp vật liệu tạo ra trọng lực vuông góc, thành phố sẽ hoạt động như một hệ thống hữu cơ bên trong vỏ bọc của nó. Đây là một thành phố không thể tồn tại trong thực tế, nhưng rất quen thuộc như một tương lai mà chúng ta dự đoán. Được phát triển như một thành phố liên tục phát triển với nhiều hoạt động diễn ra, giới hạn duy nhất của thành phố này là sự sáng tạo của bạn.
Metaverse là một trào lưu được đẩy mạnh trên truyền thông Facebook đổi tên thành Meta. Tuy vây thực tế các mô hình metaverse thành công như các game AAA MMORPG online đã được xây dựng từ rất lâu và vẫn đang được phát triển bởi rất nhiều các công ty công nghệ khác không chỉ lệ thuộc vào sự thành công của Meta trong thị trường này hay không. XMA đến với dự án này ngoài mục đích thỏa sức thiết kế sáng tạo thì còn hy vọng nó góp phần giải quyết một vài vấn đề trong thực tế.
Sức sáng tạo của kiến trúc sư trong thực tế lại lại thường bị mẫu thuẫn với các nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng. Nhưng với metavese khi các quy luật vật lý hay các nhu cầu cũng khác đi, sự sáng tạo không giới hạn luôn được khích lệ. Và khi đã được thỏa mãn sự sáng tạo đó, việc kiến trúc sư có thể vận dụng các kiến thức giả lập đã được học qua không gian metavers để cải tạo nâng cấp thành phố thật cũng sẽ mang lại những giải pháp đột phá hơn các các cách tiếp cận thiết kế truyền thống.
Việc phân lô bán nền xây dựng ngoài thực tế đã từng là một kênh đầu tư rất có lời, tuy nhiên việc này đã mang lại những hệ quả nghiêm trọng cho quy hoạch đô thị và môi trường. Bất động sản thực tế đang có một sự khủng hoảng thừa những căn nhà giá quá cao mua chỉ để đầu tư, và thiếu những căn nhà giá hợp lý cho nhu cầu ở thực sự . Những nhu cầu đầu tư này trong metaverse thì sẽ có thể thực hiện mà không ảnh hưởng đến kinh tế và môi trường, đồng thời có thể được điều chỉnh cho hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của thành phố một cách dễ dàng.
Với 35% lượng khí thải nhà kính đến từ ngành xây dựng, để hướng đến mục tiêu Net Zero để giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu, ngoài việc xây dựng các công trình “xanh” hơn, có lẽ chúng ta cũng nên xây dựng ít hơn nhưng tinh hơn. Nhiều nhu cầu của con người thực tế đã thay đổi sau covid, chúng ta gặp gỡ, ít đi shopping, ít đi du lịch và làm việc online nhiều hơn. Thực tế đã chứng minh ở nhiều nước là mô hình làm việc online đã giúp giảm thiểu giao thông và ô nhiễm môi trường đáng kể. Có lẽ chúng ta nên chuyển bớt các chức năng thặng dư của thành phố lên các không gian ảo, và dành sự tập trung giải quyết các vấn đề cốt lõi như nhu cầu nhà ở và phát triển bền vững.